Bình Định: Sớm dời 3 khách sạn che khuất tầm nhìn biển Quy Nhơn

Tỉnh Bình Định đang đẩy nhanh tiến trình di dời 3 khách sạn nằm sát bãi Quy Nhơn để trả lại không gian thoáng đãng cho nhân dân, phục vụ cộng đồng.

Trong năm nay, khách sạn Bình Dương sẽ được di dời ra khỏi bãi biển Quy Nhơn trả lại không gian biển cho cộng đồng.
Trong năm nay, khách sạn Bình Dương sẽ được di dời ra khỏi bãi biển Quy Nhơn trả lại không gian biển cho cộng đồng.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng, cho biết tỉnh này đang đẩy nhanh tiến trình dời 3 khách sạn Bình Dương, Hoàng Yến và Hải Âu (nằm trên trục dọc đường An Dương Vương) bên bờ biển Quy Nhơn để trả lại không gian thoáng đãng, bờ biển cho người dân.

Theo ông Dũng, dự kiến trong năm nay sẽ di dời khách sạn Bình Dương đi trước, 2 khách sạn còn lại có thể được dời trước khi hết thời hạn thuê đất.

Trước đó, tỉnh Bình Định dự kiến hỗ trợ 32 tỷ đồng để khách sạn Bình Dương dời đến khu đất mới rộng trên 3.000m2 tại số 20 đường Nguyễn Văn Trỗi (TP Quy Nhơn).

Tuy nhiên, sau đó chủ đầu tư khách sạn này đề nghị tỉnh tính toán hỗ trợ thêm một phần kinh phí để khấu hao những thiết bị đã qua sử dụng để đồng bộ khi xây khách sạn mới.

“Tỉnh đang giao cho các sở, ngành chức năng liên quan tham mưu để UBND tỉnh xem xét, xử lý kiến nghị này của chủ khách sạn Bình Dương, nếu hợp lý thì giải quyết cho họ. Nhưng tôi khẳng định trong năm nay, việc di dời khách sạn này sẽ được tiến hành”, ông Dũng nói.

Ông Dũng cũng nói rằng sau khi tỉnh có chủ trương di dời 3 khách sạn án ngữ bên bờ biển Quy Nhơn làm che khuất tầm nhìn ra biển đã được dư luận và nhân dân địa phương rất ủng hộ. Các chủ đầu tư của 3 khách sạn cũng rất đồng lòng.

Sớm dời 3 khách sạn che khuất tầm nhìn ra biển Quy Nhơn - 2
3 khách sạn ven biển Quy Nhơn sẽ sớm được di dời trả lại không gian thoáng đãng của biển cho nhân dân.

“Tuy nhiên, việc di dời 3 khách sạn này phải theo đúng quy trình, quy định chứ không thể trong ngày một ngày hai là di dời dời được. Trước đây tỉnh kêu gọi đầu tư, các doanh nghiệp đã đổ vốn để xây dựng các khách sạn lớn này, tạo bộ mặt về lưu trú của Quy Nhơn, có đóng góp lớn cho tỉnh.

Bây giờ tỉnh thấy xây dựng ở vị trí như vậy là không hợp lý nên Tỉnh ủy, UBND tỉnh có chủ trương điều chỉnh quy hoạch để trả lại bãi biển thông thoáng cho cộng đồng, giữ lại bãi biển cho con cháu sau này. Do vậy, việc di dời phải có lộ trình, tính toán hợp lý, hợp tình, đồng thuận cao…”, ông Dũng nói.

Ông Dũng cũng nói thêm, về nguyên tắc, 2 khách sạn Hoàng Yến và Hải Âu sẽ di dời khi hết hạn cho thuê đất. Tuy nhiên, tỉnh cũng khuyến khích 2 chủ khách sạn này tìm những vị trí mới phù hợp và đề xuất để tỉnh xem xét, quyết định. Nếu có vị trí phù hợp và nguồn lực của tỉnh đảm bảo thì việc di dời 2 khách sạn còn lại có thể sẽ được thực hiện sớm hơn.

Bên cạnh chủ trương di dời 3 khách sạn lớn bên biển Quy Nhơn, ông Hồ Quốc Dũng cho hay, tỉnh Bình Định cũng có chủ trương sẽ giải tỏa một phần đất đã được giao cho khu resort Hoàng Gia Quy Nhơn (phường Ghềnh Ráng) để mở đường Tây Sơn nối dài thẳng xuống bãi biển dưới chân đồi Thi Nhân và mở rộng, nối dài một số con đường nội thành Quy Nhơn xuống biển.

Trong khi đó, việc di dời 3 khách sạn trong lộ trình, UBND tỉnh Bình Định cũng phê duyệt đầu tư 244 tỷ đồng để mở rộng đường Xuân Diệu. Dự án bao gồm công viên biển Xuân Diệu, khu quảng trường, khu bãi đỗ xe - nhà vệ sinh bán ngầm, khu vườn ánh sáng, khu triển lãm tượng điêu khắc, khu vườn thực vật, khu thể dục - thể thao, khu vui chơi trẻ em… Nơi đây sẽ tạo thêm điểm nhấn, hút khách du lịch về Quy Nhơn nói riêng và Bình Định nói chung.

Như Dân trí đã thông tin, tại buổi tiếp xúc cử tri TP Quy Nhơn, hồi đầu tháng 6/2019, ông Hồ Quốc Dũng cho biết Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định thống nhất sẽ di dời 3 khách sạn trên để trả lại sự thông thoáng của bãi biển Quy Nhơn cho cộng đồng.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...