Bình đẳng giới: Hành trình thay đổi nhận thức

GD&TĐ - Trường ĐH Tây Bắc (Sơn La) với khoảng 3.200 sinh viên, 70% là người dân tộc thiểu số, trong đó có rất đông SV nữ. Đây là nhóm đối tượng chịu nhiều thiệt thòi vì tập quán và điều kiện hoàn cảnh. Do vậy, nâng cao nhận thức, hiểu biết để mọi người thấy được giá trị bản thân và động lực để học tập và cống hiến là mục tiêu nhà trường hướng tới trong thời gian qua - ông Đoàn Đức Lân, Chủ tịch Hội đồng trường - nhận định.

Các giảng viên trao đổi về Hành trình hỗ trợ nữ sinh dân tộc thiểu số.
Các giảng viên trao đổi về Hành trình hỗ trợ nữ sinh dân tộc thiểu số.

Mù mờ về bình đẳng giới

TS Cara Ellicksom, Trưởng khoa Giới, Trường ĐH Flinders (Australia) chia sẻ: Những ngày đầu đặt chân đến Trường ĐH Tây Bắc, tôi có ấn tượng đẹp với nữ sinh dân tộc thiểu số bởi trang phục thật đẹp, đáng yêu cùng gương mặt hồn nhiên trong sáng. Nhưng khi tiếp cận, tôi thấy họ quá rụt rè và hiểu biết về quyền của giới còn ít ỏi, mà đây là lại một trong những kiến thức cần có để tự bảo vệ mình và phát triển bản thân. Làm sao để các bạn thay đổi nhận thức, thấy được rằng nữ giới cũng có thể tham gia, đảm đương tốt nhiều công việc và vị trí xã hội là câu hỏi khiến tôi trăn trở.

Chia sẻ điều này với những giảng viên của trường, tôi muốn mọi người cùng hiểu: Đạt được công bằng giới là điều quan trọng với các trường đại học, không chỉ bởi đây là việc cần phải làm, mà có những bằng chứng cho thấy mối liên quan giữa bảo đảm công bằng giới và kết quả hoạt động hiệu quả hơn của nhà trường. Nói cách khác, mức độ công bằng và bình đẳng giới (BĐG) gắn liền với sự tăng trưởng sản xuất và kinh tế được cải thiện… Thực tế cho thấy, các trường đại học có cơ hội thu hút và giữ chân tốt hơn những chuyên gia tài năng. Chính vì thế, bình đẳng giới, tạo môi trường làm việc tốt, bình đẳng trong đào tạo và nghiên cứu sẽ là động lực để thầy và trò cùng cống hiến cho nhà trường và phát triển bản thân.

Để giúp sinh viên hiểu được ý nghĩa của BĐG, cần thay đổi quan điểm về giới từ chính giảng viên, sau đó mới đến sinh viên. Chỉ khi nào giảng viên nhận thức một cách đầy đủ về quyền và lợi ích hợp pháp của giới, họ sẽ có hiểu biết và chung tay góp phần lan toả những hiểu biết này đến với sinh viên. 

Các nữ sinh người dân tộc thiểu số Trường Đại học Tây Bắc đã có nhận thức tốt hơn về BĐG. Ảnh TG
Các nữ sinh người dân tộc thiểu số Trường Đại học Tây Bắc đã có nhận thức tốt hơn về BĐG. Ảnh TG

Hành trình của sự thay đổi

Giảng viên Phan Thị Vóc, Phó trưởng bộ môn Tâm lý GD (Trường ĐH Tây Bắc) tâm sự: Nhiều nữ giảng viên còn rụt rè, có tâm lý an phận trong cuộc sống và công việc. Nhưng sau khi có hiểu biết về quyền BĐG, các bạn đã thay đổi nhanh chóng. Những hiểu biết về giới đã giúp mình có cách nhìn khác về bản thân. Tại sao không nỗ lực hơn nữa để lao động và cống hiến. Với vai trò giảng viên của trường đại học có đông nữ sinh viên dân tộc thiểu số, với hiểu biết và nhiệt huyết trong công việc sẽ là tấm gương sáng để các em học tập, noi theo. 

Còn giảng viên Khoa Lý luận chính trị - Đèo Thị Thủy, với kiến thức về BĐG giúp chị trở thành tư lệnh của “Chiến dịch truyền thông khuôn viên an toàn – Nói không với quấy rối tình dục, tấn công tình dục trong trường đại học”.  Theo cô Thủy, dự án được thành lập với mong muốn nâng cao kiến thức và kỹ năng của các bạn sinh viên trong phòng tránh và xử lý khi đối diện với quấy rối, tấn công tình dục. Bên cạnh đó, dự án sẽ góp phần thúc đẩy vai trò của cán bộ, giảng viên trong trường để tạo môi trường thuận lợi cho việc hình thành và duy trì thái độ BĐG trong sinh viên. Dự án đã thực hiện một chuỗi các hoạt động thu hút đông đảo SV tham gia. Từ việc phát động chiến dịch, giới thiệu chiến dịch, vấn đề giới – định kiến giới…  

Giảng viên Vũ Thị Đức, Chủ tịch CLB Nữ sinh lại hình thành Dự án “Hành trình hỗ trợ nữ sinh người dân tộc thiểu số”. Đối tượng đầu tiên hướng tới là cán bộ, GV trong Trường ĐH Tây Bắc tham gia các khóa tập huấn nguồn về kiến thức, kỹ năng về giới, BĐG và các nhóm kỹ năng phát triển bản thân, tham vấn cơ bản, lãnh đạo đội nhóm, giao tiếp, thuyết trình. Những thầy cô này sẽ hỗ trợ nữ sinh. Tiếp đó là nhóm 100 nữ sinh người dân tộc thiểu số là cán bộ lớp, đoàn, lãnh đạo các đội nhóm, nữ sinh tiêu biểu trong các hoạt động.  

Hiểu biết về quyền của giới mình đã giúp Pờ Pó Mu, nữ sinh người Hà Nhì (Mường Nhé, Điện Biên) đang theo học K59, ngành Chăn nuôi, tự tin hơn rất nhiều. Pờ Pó Mu cho biết: Bước chân vào giảng đường đại học với em đã mãn nguyện lắm rồi. Tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ của trường, em hiểu thêm về quyền của giới nữ. Em sẽ chia sẻ hiểu biết này để mọi người cùng hiểu, đặc biệt là các bạn nữ người dân tộc, tích cực tham gia các hoạt động xã hội khẳng định vai trò, đóng góp của phụ nữ không thua kém nam giới. 

Tại Trường Đại học Tây Bắc, kiến thức về giới và bình đẳng giới thực sự giúp giảng viên và SV hiểu được giá trị của mình để đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng. Thông điệp đưa ra là BĐG không chỉ là bảo vệ quyền của nữ mà phải có cả nam giới. Họ  tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho cả nam sinh và nữ sinh. Trang bị hiểu biết về tâm sinh lý các giới cũng như việc phòng chống bạo lực học đường liên quan đến bình đẳng giới. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.