Biến khó khăn thành động lực phát triển

GD&TĐ - Trước những yêu cầu nhiệm vụ mới của năm học 2018 - 2019, cũng như đảm bảo các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, ngành GD-ĐT tỉnh Kon Tum đang ra sức huy động các nguồn lực của toàn ngành và xã hội một cách hiệu quả nhằm chuyển hóa khó khăn thành điều kiện, động lực phát triển, nâng cao chất lượng GD.

Nhờ đồng bộ thực hiện các giải pháp nên chất lượng GD được giữ vững và từng bước nâng cao
Nhờ đồng bộ thực hiện các giải pháp nên chất lượng GD được giữ vững và từng bước nâng cao

Giải pháp linh hoạt, sáng tạo

Theo ông Nguyễn Phúc Phận – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Kon Tum, mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng năm học 2017 - 2018 ngành GD-ĐT tỉnh Kon Tum đã quyết tâm triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao chất lượng GD, chăm lo phát triển GD-ĐT về mọi mặt.

 

Một kết quả đáng vui mừng của ngành GD-ĐT Kon Tum nữa là trong năm học 2017 - 2018, số trường, lớp, HS được học 2 buổi/ngày tiếp tục được mở rộng. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tiếp tục được bổ sung, cải thiện; ngân sách cho GD-ĐT đã được ưu tiên phân bổ phù hợp.

Nhờ vậy, chất lượng GD toàn tỉnh, cũng như chất lượng GD vùng DTTS tiếp tục được cải thiện, có sự chuyển biến tích cực. Chất lượng GD-ĐT trong các trường phổ thông dân tộc nội trú (PT DTNT), phổ thông dân tộc bán trú (TP DTBT) được nâng cao; quy mô, số lượng HS DTTS tăng.

Trường MN, phổ thông đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được xây dựng theo lộ trình. Các nguồn lực đầu tư cho GD được quản lý và triển khai hiệu quả. Công tác thanh tra, kiểm tra của ngành ngày càng hoàn thiện, đi vào nền nếp, góp phần tích cực vào việc thực hiện kỷ cương chung. Tình trạng dạy thêm, học thêm trái phép, lạm thu trong các cơ sở GD đã được khắc phục...

Quyết tâm vượt khó

Nhìn thẳng vào những vấn đề khó khăn, hạn chế mà ngành GD-ĐT tỉnh Kon Tum đang phải đối mặt, ông Nguyễn Phúc Phận, cho biết: Trước những yêu cầu nhiệm vụ mới của ngành GD-ĐT, nhất là trong công cuộc thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình SGK mới, ngành GD-ĐT tỉnh Kon Tum đang đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Đó là, đội ngũ giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học còn thiếu nhiều. Năng lực giảng dạy của một số giáo viên cấp tiểu học vùng sâu chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới GD. Nhất là đời sống vật chất và tinh thần đối với hầu hết các nhà giáo đang công tác tại các xã ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đang là một bài toán khó; đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên nữ (về nhà ở, điều kiện sinh hoạt, đi lại...).

Cùng với đó, hệ thống các trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện hoạt động chưa mạnh. Trường chuyên nghiệp của tỉnh đang khó khăn trong tuyển sinh và tình trạng sinh viên sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm đã tác động tiêu cực đến hoạt động dạy học. Công tác xã hội hóa GD, huy động các nguồn lực phát triển GD-ĐT còn nhiều khó khăn. Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội tại những vùng khó khăn còn hạn chế…

Với quyết tâm chuyển hóa khó khăn thành điều kiện, động lực phát triển, nâng cao chất lượng GD, ông Nguyễn Phúc Phận bày tỏ: Ngành GD-ĐT tỉnh Kon Tum xác định những khó khăn, hạn chế là những rào cản rất lớn trong việc nâng cao chất lượng GD, nhưng cũng đồng thời xem đây là những phương hướng, nhiệm vụ cần giải quyết, tháo gỡ của toàn ngành trong năm học 2018 - 2019 và trong những năm học tiếp theo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.