Nghiên cứu nói trên cho thấy ít nhất Mỹ, Trung Quốc, Nga, Brazil, Ấn Độ, Đức và Anh tổng cộng lại chiếm 60% lượng nhiệt gây biến đổi khí hậu toàn cầu từ 1906 tới 2005.
GS Matthews và cộng sự đã tính toán ra các con số nói trên bằng cách đo đạc lượng khí thải trong không khí trong quá trình biến đổi.
Bằng cách sử dụng dữ liệu của quá khứ, họ đã tính ra lượng thay đổi của khí CO2 (từ quá trình đốt nhiên liệu và từ các quá trình sử dụng đất, ví dụ như phá rừng) từ 1906 tới 2005.
Họ cũng tính lượng thay đổi của khí methane, NO2 và sulfat aerosol trong khoảng thời gian trên. Tổng cộng, các khí này khiến nhiệt độ tăng 0,7 độ C từ năm 1906 tới 2005. Mức tăng nhiệt độ của Trái đất trong khoảng thời gian này là 0,74 độ C.
Mỹ đang là quốc gia gây ảnh hưởng nặng nề nhất tới quá trình biến đổi toàn cầu. Theo GS Matthews và cộng sự, Mỹ khiến Trái đất tăng nhiệt độ 0,15 độ C (tức 22% trong số 0,7 độ C do các khí thải gây ra).
Trung Quốc chiếm 9%, Nga chiếm 8%, Brazil và Ấn Độ chiếm 7%, trong khi Đức và Anh cùng chiếm 5%. Trung bình, mỗi quốc gia khiến Trái đất tăng nhiệt độ 0,004 độ C.
Ở mức thay đổi nhiệt độ/diện tích thì Việt Nam chỉ xếp sau các quốc gia phát triển và Ấn Độ. |
Ngoài ra, đại học Concordia cũng đã cung cấp thêm 2 tấm bản đồ cho thấy mức độ ảnh hưởng của mỗi quốc gia đối với quá trình ấm lên toàn cầu, trong đó quốc gia nào gây ảnh hưởng nhiều nhất sẽ có kích cỡ bị phóng to.
Như bạn đọc có thể thấy, châu Âu và Nhật Bản bị biến dạng hoàn toàn, trong khi Việt Nam, nếu chỉ xét lượng khí thải tương ứng với mật độ dân số, cũng đang lâm vào tình trạng đáng báo động.
Mức thay đổi nhiệt độ trên mỗi 1 tỷ người. |
Nếu tính lượng khí thải (và mức ảnh hưởng tới quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu) trên dân số, Việt Nam thuộc về top giữa. Nga, Ấn Độ và Trung Quốc cũng có vị trí khá khiêm tốn, trong khi các quốc gia giàu có nhất thế giới sẽ vươn lên đứng đầu.