Bị sa thải nếu quấy rối tình dục tại nơi làm việc

GD&TĐ - Nhiều doanh nghiệp sẽ phải sửa nội quy lao động khi Bộ luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Một trong những điểm mới đáng chú ý, là nội dung quấy rối tình dục đã được đưa vào nội quy lao động.

Công nhân nữ thường phải đối mặt với hành vi quấy rối
Công nhân nữ thường phải đối mặt với hành vi quấy rối

Tại khoản 2, Điều 118 của Bộ luật Lao động mới quy định nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

Trật tự tại nơi làm việc;

An toàn, vệ sinh lao động;

Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động; Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động;

So với bộ luật hiện hành, có 4 nội dung mới được đưa vào Bộ luật nhằm tăng cường bảo vệ quyền lợi của người lao động cũng như bảo đảm tính khách quan, công bằng cho các bên trong quan hệ lao động, cụ thể:

Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động;

Trách nhiệm vật chất;

Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.

Trước khi ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.

Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản.

Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì hiệu lực do người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động.

Các hình thức xử lý kỷ luật lao động gồm: Khiển trách; Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng; Cách chức; Sa thải.

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong các trường hợp như:

Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý tại nơi làm việc; Có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động,

Có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động, hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;…

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.