Bí quyết sống khỏe sau hóa xạ trị ung thư

Trong điều trị ung thư hiện nay, các biện pháp hóa trị và xạ trị tuy đã có những tiến bộ vượt bậc mang lại nhiều hy vọng cho bệnh nhân ung thư, nhưng đi kèm với chúng luôn là các tác dụng phụ không mong muốn.

Bí quyết sống khỏe sau hóa xạ trị ung thư
Các tác dụng phụ của hóa xạ trị

Bên cạnh tác dụng tích cực là tiêu diệt và loại bỏ tế bào ung thư, hóa trị và xạ trị vẫn gây tổn hại cho những tế bào lành, tế bào vùng lân cận, nhất là các nguyên bào máu từ tủy xương, tế bào chân tóc, các tế bào trong miệng, đường tiêu hóa, tim phổi và hệ sinh sản…

Phạm vi của tác dụng phụ hóa xạ trị tùy thuộc vào loại, liều lượng cùng với khoảng thời gian hóa xạ trị và vào vị trí và kích thước của khối u.

Tác dụng phụ thường gặp sau Hóa trị và Xạ trị của bệnh nhân ung thư là:

- Giảm sức đề kháng.

- Thiếu máu (giảm số lượng hồng cầu).

- Tổn hại các tuyến nước bọt, gây khô miệng và khó nuốt

- Buồn nôn và nôn, mệt mỏi, nhất là vào giai đoạn cuối của liệu trình hóa trị.

- Rụng tóc: thường khởi phát từ 3-4 tuần sau chu kỳ điều trị đầu tiên.

- Lở loét niêm mạc miệng.

- Tiêu chảy.

- Tê và châm chích ở tay chân, đau các cơ và các khớp

- Viêm da: xảy ra với khoảng 85-95% bệnh nhân ung thư, thường xuất hiện vào ngày thứ 5-10 của xạ trị

Lời khuyên hữu ích của thầy thuốc

Đa số bệnh nhân ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến việc hạn chế đến mức thấp nhất tác dụng phụ (có hại) của Hóa trị và Xạ trị. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sụt cân, suy kiệt sức khỏe, ảnh hưởng tới kết quả điều trị.

Theo thống kê, 20% bệnh nhân ung thư chết do suy kiệt cơ thể trước khi chết vì khối ung thư đã phần nào cho thấy tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị là đáng lưu tâm.

Chính vì thế, nâng cao chất lượng cuộc sống đang được tổ chức y tế thế giới coi là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình điều trị

Vậy làm thế nào để giảm thiểu các tác dụng phụ cho bệnh nhân ung thư?

Câu hỏi này được các nhà khoa học nghiên cứu và bước đầu đã có nhiều kết quả chứng minh rằng khi cân nặng được nâng lên, sức đề kháng của bệnh nhân được chú trọng thì những tác dụng phụ do điều trị như giảm rụng tóc, biếng ăn, buồn nôn, ói mữa cũng giảm đi rõ rệt; bệnh nhân ăn ngon, ngủ sâu, tăng cân tốt hơn; giúp bệnh nhân giảm mệt mỏi, stress, phấn chấn, tự tin vào cuộc sống để vượt qua ám ảnh về nỗi đau, sự vật vã do quá trình hóa xạ trị.

Do vậy, theo các nhà khoa học có 2 hướng để xử lý vấn đề này.

Thứ nhất là chăm sóc tốt về dinh dưỡng để cơ thể đủ sức chống đỡ với khối u. Cần loại bỏ suy nghĩ ăn kiêng khem để “bỏ đói” khối u bởi các nghiên cứu cho thấy khi kiêng khem, nhiều khối u ác tính vẫn tìm được con đường dinh dưỡng của riêng nó.

Do đó, cần ăn uống đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm; đảm bảo đủ 4 nhóm chất như đạm, bột đường, béo, vitamin và khoáng chất và chia nhiều bữa trong ngày.

Cần tăng cường uống nước, vận động phù hợp và duy trì 1 tinh thần tốt để lấy lại sức khỏe thể chất, dần dần tìm lại được sự lạc quan, tin tưởng trong cuộc chiến cam go chống lại căn bệnh ung thư

Thứ hai, sử dụng các loại thảo dược để tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ các tế bào lành mạnh khỏi sự tấn công của các chất gây độc tế bào (thuốc điều trị), ví dụ như nghệ và đặc biệt là nano curcumin.

Cụ thể, theo nghiên cứu năm 2013 của các nhà khoa học Ý trên 160 bệnh nhân ung thư đã trải qua hóa xạ trị cho thấy sử dụng 1,5g curcumin mỗi ngày giúp làm giảm tác dụng phụ của các đợt hóa xạ trị hơn so với nhóm đối chứng

Còn nghiên cứu năm 2013 của các nhà khoa học Mỹ, tại Trung tâm Da Liễu, Đại học y khoa Rochester trên 30 bệnh nhân ung thư vú lại cho thấy sử dụng 6g Curcumin mỗi ngày giúp giảm mức độ nghiêm trọng của biến chứng viêm da và ít xuất hiện bong vảy hơn so với giả dược một cách rõ rệt.

Theo Dân Trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ