“Bí quyết” làm bố đơn thân thành công

Nuôi dưỡng một đứa trẻ như lái một chiếc thuyền - có lúc gặp giông tố trắc trở nhưng cũng có ngày xuôi buồm, thuận gió.

“Bí quyết” làm bố đơn thân thành công

Tuy khó khăn nhưng việc nuôi dưỡng trẻ thường được đảm nhiệm bởi cả bố lẫn mẹ. Tuy vậy, không phải gia đình nào cũng may mắn như vậy. Rất nhiều ông bố phải tự chèo lái con thuyền nuôi con mà không có sự trợ giúp của bạn đời. Khó khăn hơn nhiều nhưng áp dụng những “bí quyết” dưới đây, bạn có thể là một ông bố đơn thân nuôi dạy con thành công.

Tìm kiếm sự trợ giúp

Với một ông bố đơn thân, không lời khuyên nào tốt hơn là hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ những người xung quanh. Họ hàng, bạn bè sẽ là những người đầu tiên mà ông bố có thể nhờ cậy, từ những việc nhỏ nhặt như xin lời khuyên hay đôi khi nhờ làm những việc nội trợ, trợ giúp công việc trong lúc bố chăm con... Điều này không có gì là đáng xấu hổ, khi bạn đã ở trong hoàn cảnh như vậy, lợi ích của con được đặt lên hàng đầu.

Tạo vòng kết nối

Ngoài những người thân đáng tin cậy, ông bố còn có thể tìm đến những vòng kết nối bên ngoài, gồm những cha, mẹ đơn thân có hoàn cảnh tương tự, các tổ chức, hội nhóm cha mẹ, thậm chí cả các nhóm phụ huynh, thầy cô giáo trong trường của trẻ. Liên lạc với những vòng kết nối này một cách thường xuyên sẽ giúp ông bố đơn thân cập nhật được nhiều kiến thức để đối phó với tình huống của riêng mình.

Nắm giữ tài chính

Một trong những việc mà bất kỳ bố mẹ nào cũng phải trăn trở khi nuôi con là quản lý tài chính. Khi nuôi con một mình, ông bố sẽ không chỉ quản lý mà còn phải tự chu cấp tài chính cho cả gia đình.

Lập các quỹ tiết kiệm, đặt ra chỉ tiêu chi tiêu cho các nhu cầu của gia đình hàng tuần và hàng tháng, thắt chặt các khoản có thể tiêu phí ... là những việc mà phải thực hiện thường xuyên.

Cân bằng công việc

Việc vừa đi làm vừa nuôi con cùng lúc chắc chắn sẽ vô cùng khó khăn. Một người cha đơn thân sẽ phải tìm kiếm mức cân bằng giữa công việc ở cơ quan và chăm con ở nhà. Thường ông bố phải rời khỏi môi trường làm việc quen thuộc của mình để tìm đến các công việc phù hợp với hoàn cảnh hơn. Điều này có thể khó chịu vào lúc đầu và cần một thời gian để thích ứng.

Lập thời gian biểu chặt chẽ

Thiết lập một thời gian biểu chặt chẽ cho các sinh hoạt hàng ngày của con trẻ và lịch làm việc của bố sẽ giúp cuộc sống suôn sẻ hơn. Khi nào con thức dậy, bố chuẩn bị đồ ăn sáng, đi học, đi làm, giờ đón con... tất cả nên được đưa vào một lịch trình nhịp nhàng hàng ngày. Việc biết được kế hoạch rõ ràng như thế không chỉ giảm stress cho cả bố và con mà còn là một cách dạy con tính kỷ luật và khả năng tự lập.

Đặt ra những mục tiêu

Nuôi dưỡng trẻ là một quá trình phát triển đến tương lai. Người nuôi trẻ phải đặt trước những mục tiêu trong tương lai xa và gần cho trẻ. Như thế ta có thể dự đoán được các nhu cầu và công việc cần phải chuẩn bị trước. Chẳng hạn khi trẻ đến độ tuổi đi học thì bố cần phải chuẩn bị những gì ...

Chăm sóc sức khỏe

Nếu người cha không thể giữ sức khỏe cho mình thì cũng sẽ không thể chăm sóc cho con. Vì thế, ngoài việc ưu tiên lợi ích cho con, ông bố còn phải quan tâm đến việc chăm sóc các nhu cầu sức khỏe của riêng mình.

Ổn định tinh thần

Ngoài sức khỏe thể chất, ông bố đơn thân còn phải quan tâm đến đời sống tinh thần ổn định. Cả cha và mẹ cùng nuôi con đã vô cùng mệt mỏi và hỗn độn, chắc chắn nuôi con một mình sẽ còn căng thẳng hơn.

Tuy vậy, tình trạng tinh thần của bố /mẹ sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp lên con cái, do vậy người bố phải luôn giữ thái độ bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc và lý trí trước mặt con. Cách tốt nhất là bạn phải thường xuyên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.

Hưởng thụ thiên chức làm bố

Dù cực nhọc nhưng việc nuôi con không chỉ là một gánh nặng mà còn là vinh dự cho bất kỳ người làm cha mẹ nào. Dù hoàn cảnh đưa đẩy người cha phải nuôi con một mình, nhưng bạn đã biết rõ nó sẽ là thử thách khó khăn nhất trong đời mình. Đừng quên đi niềm hạnh phúc làm cha. Hàng ngày, hãy nhìn ngắm nụ cười của con, nghe tiếng nói của trẻ, bế bé lên khi còn có thể ... vì đó là phần thưởng dành cho bạn.

Theo Phunu Online

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Thực tế chưa hẳn như biểu hiện

GD&TĐ - Cuộc trả đũa của Iran ngày 12/4 vừa qua tạo bước ngoặt mới trong mối quan hệ đầy thù địch và căng thẳng giữa nước này và Israel.