Bí mật về vị hoàng hậu không được sủng ái vẫn ngồi vững ngai vị 20 năm

Khi lên làm Thái hậu, giữ quyền lực nhiếp chính, phạm vào đại kị của nữ giới (hậu cung không can chính), nhưng Tào hoàng hậu vẫn được xem như một "Hiền hậu" của triều Tống.

Bí mật về vị hoàng hậu không được sủng ái vẫn ngồi vững ngai vị 20 năm

Từ Thánh Quang Hiến Tào hoàng hậu là một vị hoàng hậu nổi tiếng thời Tống, tuy không được hoàng đế yêu mến, sủng ái vì nhan sắc thường thường nhưng Tào hoàng hậu vẫn ngồi vững ngôi vị hơn 20 năm, khiến nhiều người không khỏi thắc mắc.

Thực tế, Tào hoàng hậu không phải hoàng hậu đầu tiên của Tống Nhân Tông. Sau khi Quách hoàng hậu bị phế, Tào hoàng hậu mới lên thay. Tuy nhiên, do nhan sắc của nàng không đặc biệt xuất sắc, vì vậy Tống Nhân Tông - vị hoàng đế trọng ngoại hình, không mấy yêu thích, coi trọng.

Không chỉ có thế, Tống Nhân Tông còn từng muốn phế bỏ Tào hoàng hậu vì mỹ nhân khác, thế nhưng Tào hoàng hậu vẫn vững vàng ngồi ở vị trí chính cung.

Rốt cuộc, nàng có năng lực, bí quyết gì mà có thể ngồi vững ngôi vị mẫu nghi thiên hạ đến thế? Chúng ta cùng tìm hiểu.

Theo sử sách ghi chép lại, Tào hoàng hậu xuất thân từ gia tộc hiển hách triều Tống, có ông nội là danh tướng khai quốc công thần Tào Bân, cha là Thượng thư Ngu bộ Viên ngoại lang tặng Ngô An Hi vương Tào Kỷ.

Từ nhỏ, Tào thị đã thông thạo sách vở, Tứ thư Ngũ kinh đều thuộc làu. Đặc biệt nàng còn rất thành thạo một kiểu thư pháp thanh nhã là Phi bạch thư.

Đến tuổi cập kê, Tào thị được gả cho một thiếu gia tài giỏi đẹp trai, môn đăng hậu đối là Lý Hóa Quang. Đáng tiếc, Lý Hóa Quang tuy rằng có học thức nhưng lại cực kỳ si mê chuyện cầu tiên vấn đạo, không màng đến nữ sắc, lạnh nhạt với Tào thị.

Đang tuổi dậy thì, Tào thị thấy chồng vắng vẻ cũng không chịu nổi tịch mịch. Vào một buổi tối, nàng lén trèo tường từ Lý gia về nhà.

Tào gia là gia tộc lớn, Tào thị rất được cưng chiều. Vì không muốn tiểu thư khuê các nhà mình vừa mới dậy thì đã chịu cảnh cô độc cả đời, Tào gia gây áo lực cho Lý gia, cuối cùng hai người ly hôn. Tào thị khi đó mới 17 tuổi.

Đến năm 18 tuổi, Tào thị được báo danh tiến cung. Vận khí của bà cực kỳ tốt, cộng với xuất thân từ gia tộc hiển hách, rất nhanh sau đó, Tào thị lọt vào mắt xanh của Lưu thái hậu.

Cùng năm đó, Quách hoàng hậu bị phế, Tống Nhân Tông muốn lập Trương mỹ nhân làm hoàng hậu nhưng bị Tào gia và các đại thần cực lực phản đối.

Tuy nhiên, vì xuất thân của Trương mỹ nhân thấp kém, Tào thị lại gia thế lừng lẫy, Tống Nhân Tông dù muốn cũng không thể chống lại ý kiến của đa số các đại thần. Cuối cùng, ông đành lập Tào thị làm hoàng hậu.

Thế nhưng xuất thân quá tốt của Tào hoàng hậu cũng mang đến khó khăn cho bà. Lo lắng nhà ngoại sẽ tham gia vào chính sự, Tống Nhân Tông rất xa lánh Tào hoàng hậu, ngược lại ngày càng sủng ái Trương mỹ nhân.

Để khiến Tống Nhân Tông bớt nghi ngờ, cậu của Tào hoàng hậu và một số thân thích khác từ chức, về sau người của Tào gia cũng không làm quan lớn nữa.

Không chỉ thế, trong vài chục năm, Tào hoàng hậu không gặp bất cứ thân thích nào riêng, em trai ruột Tào Dật cũng không ngoại lệ.

Nhưng thực tế, mặc dù người Tào gia vô cùng thức thời nhưng hoàng đế một khi đã nghi ngờ sẽ khó lòng buông xuống. Hơn nữa, người trong lòng của Tống Nhân Tông là Trương mỹ nhân, vì vậy Tào hoàng hậu vẫn không được sủng ái. Hai người không có với nhau người con nào.

Quan hệ của Tống Nhân Tông và Tào hoàng hậu còn chuyển biến xấu đi khi có loạn binh đánh vào cung. Loạn binh tới, Tống Nhân Tông trở nên hoảng loạn nhưng Tào hoàng hậu lại vô cùng bình tĩnh, không chút hoang mang, an bài thái giám, cung nữ dập lửa, giết địch.

Sau khi quân phản loạn bị giết, Tống Nhân Tông lại không chút nào tán thưởng Tào hoàng hậu, còn nghi ngờ rằng Tào hoàng hậu cố ý sắp sếp một màn này. Vì vậy, Tống Nhân Tông có ý phế bỏ Tào hoàng hậu, đưa Trương mỹ nhân lên thay.

Tuy nhiên, vì không có chứng cứ, lại bị đại thần phản đối, chuyện phế hậu không thành, Tống Nhân Tông chỉ đành phong Trương mỹ nhân làm quý phi. Sau đó, Trương quý phi hành sự kiêu ngạo, ở trong cung thích nhất là thể hiện được cưng chiều, sủng ái.

Ngược lại, Tào hoàng hậu dường như không quan tâm. Nàng ở trong đại viện hoàng cung trồng dâu nuôi tằm. Nhà Tống là một đại quốc phát triển nông nghiệp, chuyện hoàng hậu tự mình làm nghề nông truyền ra ngoài, danh tiếng hiền lương thục đức, lo nghĩ cho dân chúng không ngừng được lan xa.

Tuy rằng Tống Nhân Tông không hề sủng ái Tào hoàng hậu, cũng không có cách nào ngăn được danh tiếng, sức ảnh hưởng của nàng. Lúc này, Tống Nhân Tông nhận ra, không phải muốn làm gì thì làm, vị trí của Tào hoàng hậu từ đó mới bắt đầu vững chắc.

Mặc dù địa vị vững chắc, Tào hoàng hậu vẫn vô cùng đề phòng Tống Nhân Tông. Bà làm việc gì cũng cẩn thận, người bên cạnh phạm sai lầm, bà cũng không bao che, theo đúng pháp quy xử phạt, người nhà cũng như người lạ.

Không chỉ có vậy, Tào hoàng hậu biết rõ lý do Tống Nhân Tông cất nhắc Trương quý phi, vì vậy, nàng cực kỳ khoan dung, độ lượng với Trương quý phi.

Dù Trương quý phi có mặc quần áo, dùng đồ trang sức xa hoa hơn hoàng hậu, nàng cũng không nói lời nào. Trương quý phi có đi khoe khoang khắp nơi, nàng cũng chỉ cầm cự nhắc nhở nhẹ nhàng.

Cứ như vậy, Trương quý phi gây sự cũng chỉ như đấm vào gối bông, không chút tác dụng. Đến cuối cùng, Tào hoàng hậu ngồi vững ngôi vị hoàng hậu của mình.

Nhiều sử gia cho rằng, suốt những năm làm hoàng hậu, Tào hoàng hậu dựa vào tài trí hơn người, đức tính cẩn thận, rộng lượng mà ngồi vững vị trí mẫu nghi thiên hạ suốt hơn 20 năm, thực sự đáng kính nể.

Sau này, khi lên làm Thái hậu, giữ quyền lực nhiếp chính, phạm vào đại kị của nữ giới (hậu cung không can chính), nhưng Tào hoàng hậu vẫn được xem như một "Hiền hậu" của triều Tống, cùng Cao hậu về sau được xưng tụng là bậc nữ lưu kiệt xuất, đăng đàn nhiếp chính có hiệu quả.

Theo danviet.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.