Xuất xứ ngày Valentine trắng ở quốc gia nào?
Nhật Bản chính được cho là quốc gia khai sinh ra ngày Valentine trắng. Vào năm 1965, một chàng trai bán kẹo dẻo hiền lành sau một tháng được có cô gái thầm thương trộm nhớ mình tặng quà vào ngày 14/2, anh muốn hồi đáp trả lại tình cảm của cô gái ấy nên ngày 14/3 đã bỏ tâm huyết ra làm tặng nàng một hộp kẹo thật lớn, trắng như tuyết. Anh tặng lại cô gái, tỏ lòng trân quý và nâng niu tình cảm của nàng. Đó cũng chính là nguồn gốc của ngày Valentine Trắng.
Ngày Valentine trắng lần đầu được tổ chức vào năm 1978. Khi đó, công ty kẹo Ishimura Manseido, Nhật Bản đã tổ chức Ngày kẹo dẻo cho nam giới tặng quà đáp lễ tình cảm của đối phương vào 14/3 (Marshmallow Day). Công ty bán bánh kẹo đó, đã hình thành nên một chiến lược tiếp thị là ngày kẹo dẻo cho nam giới.
Đến năm 1980, sau chiến dịch đó thì ngày valentine trắng 14/3 cũng được chính thức công nhận bởi hiệp hội công nghiệp bánh kẹo của Nhật Bản. Ngày này, được xem là ngày hồi đáp lại tình cảm của ngày 14/2 trước đó. Sau này, ngày valentine trắng dần phổ biến và lan rộng khắp thế giới.
Ý nghĩa ngày Valentine trắng ở Nhật
Valentine trắng là ngày lễ đặc biệt tại Nhật Bản. Đây là ngày mà các cô gái sẽ nhận được hồi đáp từ các chàng trai mà mình đã tỏ tình trước đó. Mỗi một món quà được tặng, đều mang những ý nghĩa khác nhau.
Đối với người Nhật, khi nhận được món quà tặng trong ngày Valentine đỏ, thì đến ngày valentine trắng chàng trai sẽ phải tặng quà lại dành cho cô gái. Món quà không chỉ đơn giản là một quà tặng, mà còn phải tuân theo quy tắc (gọi là sanbai-gaeshi) trong quan niệm của người Nhật.
Quy tắc này được gọi là đáp trả gấp 3 lần. Khi dành tặng món quà cho cô gái trước đó đã tặng mình, thì chàng trai phải tặng lại món quà có giá trị cao hơn 3 lần. Khi cô gái nhận được món quà đáp trả gấp 3 lần, thì có ý nghĩa là tình cảm chàng trai dành cho mình rất to lớn. Nhưng cũng có sự ngược lại, đó là hồi đáp món quà có giá trị bằng hoặc thấp hơn mà cô gái đã tặng trước đó. Thì có nghĩa tình cảm của cô gái dành cho chàng trai không được đáp lại. Tuy nhiên, dù không có tình cảm chàng trai vẫn phải tặng quà lại cho cô gái bởi trong văn hóa của người Nhật đây là phép lịch sự tối thiểu.
Nhưng cũng có một bộ phận giới trẻ Nhật cho cho rằng, nếu một ai đó tặng bánh quy vào ngày 14/3 thì điều đó có nghĩa là người đó có tình cảm yêu thương với đối phương. Kẹo có nghĩa là người đó thích bạn còn nếu là socola trắng thì có nghĩa là “Chúng ta hãy làm bạn nhé!”.
Tuy nhiên, nhìn chung ý nghĩa của ngày này là đáp trả lại tình cảm (có thể là tình yêu đôi lứa, tình cảm đồng nghiệp, tình bạn bè) của người con gái đã dành tình cảm cho mình trong một khoảng thời gian qua những món quà hoặc lời nói dễ thương và chân thành.
Ý nghĩa sâu xa của ngày này là “đừng vô tâm với tình cảm của người khác”, đừng bỏ qua ngày 14/3 để làm những việc yêu thương dành cho phái đẹp.
Hiện nay, ngày Valentine trắng 14/3 chủ yếu phổ biến ở các quốc gia Đông Bắc Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc. Thường quà tặng của ngày Valentine đỏ là hoa hồng, socola đủ loại màu và vị thì quà tặng của Valentine trắng thường là socola trắng.
Ngày Valentine trắng ở Việt Nam thì sao?
Ở Việt Nam, ngày Valentine trắng không phổ biến bằng Valentine đỏ nhưng vẫn được nhiều bạn trẻ quan tâm. Do người Nhật ngày nay sống và làm việc nhiều tại Việt Nam và văn hóa quảng bá Nhật Bản khá mạnh nên ở Việt Nam, có nhiều bạn trẻ hưởng ứng. Họ dành tặng nhiều món quà đặc biệt cho đối phương, đặc biệt là tặng chocolate trắng.
Trong ngày Valentine trắng, bánh quy, kẹo và socola trắng được ưa chuộng. Bạn bè Việt Nam cùng bạn bè Nhật Bản tụ tập nói chuyện về văn hóa Nhật Bản không quên nhắc về câu chuyện này. Họ nói chuyện về tình cảm, tình yêu và có lẽ đối với giới trẻ, họ luôn muốn có nhiều ngày kỷ niệm hơn nữa để thể hiện tình cảm cho người mình thương.
Ở Việt Nam, dù xuất xứ ngày Valentine trắng ở Nhật Bản hay ở đâu thì những người yêu nhau cũng rất vui, nhiều bạn trẻ lấy đó là cái cớ để gặp gỡ, để hàn huyên, để làm mới tình cảm của mình.