Bí mật sau chiếc đồng hồ bất ly thân của tiếp viên hàng không

Một loạt những sự thật cực thú vị sẽ khiến bạn trầm trồ về chiếc đồng hồ của tiếp viên hàng không đấy!

Khi lên máy bay thực hiện nhiệm vụ nghề nghiệp, các tiếp viên hàng không thường mang bên mình một chiếc vali nhỏ. Trong đó không chỉ đựng đồ dùng cá nhân mà còn rất nhiều những items phục vụ chính công việc đầy cao quý này.

Chẳng hạn như mỗi tiếp viên hàng không sẽ đem theo một hoặc nhiều chiếc bút có công dụng đặc biệt.

Hay như đồng hồ cũng là một phụ kiện bất ly thân của hầu hết các tiếp viên hàng không lẫn phi công. Vậy phải chăng chức năng của đồng hồ chỉ là để xem giờ? Không đâu nha chị em ơi, hãy cùng vén màn bí mật để tìm hiểu tất tần tật những công dụng của phụ kiện đơn giản này nhé!

Muôn vàn bí mật đằng sau chiếc đồng hồ bất ly thân của mỗi tiếp viên hàng không khi lên máy bay, hóa ra công dụng chẳng dừng lại ở việc xem giờ - Ảnh 1.
#1: Đồng hồ ngoài việc xem giờ thì còn có chức năng kiểm soát các hoạt động, sự cố trên máy bay.

Như chúng ta đã biết, các thiết bị điện tử bị hạn chế trên máy bay, do đó hành khách thường chẳng biết thời điểm hiện tại đang là mấy giờ.

Có chiếc đồng hồ trong tay thì tiếp viên hàng không sẽ giải đáp thắc mắc ấy dễ dàng hơn. Nhưng như đã đề cập, đồng hồ đâu phải chỉ để xem giờ, ấy là khi nó giúp ích cho chuyến bay vận hành hiệu quả hơn.

Thứ nhất, tiếp viên lẫn phi công cần nắm bắt chính xác mọi mốc thời gian từ cất cánh cho tới hạ cánh, hoặc sự cố ngoài ý muốn xảy ra trên máy bay (khách hung hãn, có người phải cấp cứu...), từ đó ghi chép lại trong nhật ký chuyến bay để báo cáo với cơ quan chức năng.

Thậm chí, tổ bay còn phải dùng tới 2 đồng hồ/người để ghim thời gian một cách chính xác, hạn chế sai số.

Muôn vàn bí mật đằng sau chiếc đồng hồ bất ly thân của mỗi tiếp viên hàng không khi lên máy bay, hóa ra công dụng chẳng dừng lại ở việc xem giờ - Ảnh 1.
Ảnh minh hoạ. 

Tiếp theo, sử dụng 2 chiếc đồng hồ còn giúp theo dõi hành trình bay ở điểm bắt đầu, điểm đến nếu bay trên chặng dài, chặng quốc tế có chênh lệch về múi giờ.

Theo trang The Travel, từ việc theo dõi kể trên, tiếp viên hàng không sẽ thông báo liệu chuyến bay có hạ cánh chậm, hay khi nào sẵn sàng để đáp xuống sân bay...

Đến cuối chuyến bay, tiếp viên trưởng thường sẽ có câu thông báo quen thuộc "Giờ địa phương đang là...", thông tin ấy chính xác cũng nhờ vào chiếc đồng hồ. Mặt khác, giả sử nếu một chiếc đồng hồ hết pin, hỏng thì cũng còn một chiếc nữa thay thế.

Đối với trường hợp rủi ro, máy bay vì sự cố nào đó mà phải hạ cánh gấp, các cơ trưởng sẽ thông báo gấp đối với tiếp viên. Chính các tiếp viên cần theo dõi thời giờ nhanh chóng để thực hiện hành động (ví dụ như mở cửa máy bay, thông báo với khách)... trong tầm 15 giây. Vậy nên việc dùng đồng hồ sẽ giúp kiểm soát hiệu quả các hoạt động khi đang bay.

#2: Đồng hồ giúp khách bay có thêm thiện cảm với nghề tiếp viên hàng không

Nếu là một người am hiểu về đồng hồ, hẳn bạn sẽ biết những loại mà tiếp viên hàng không thường đeo cũng khá xịn sò, đắt tiền. Khi ấy, tư duy của hành khách sẽ là: "Ồ, ra là họ cũng giàu đấy chứ, chứng tỏ công việc này tạo ra thu nhập cao. Nó cũng đồng nghĩa họ uy tín và chuyên nghiệp, giỏi giang. Mình hoàn toàn có thể tin tưởng và nên coi trọng họ".

Như vậy, tiếp viên hàng không đã ghi điểm rất nhiều trong mắt của người khác chỉ nhờ một chiếc đồng hồ.

Bí mật sau chiếc đồng hồ bất ly thân của tiếp viên hàng không ảnh 3
Bí mật sau chiếc đồng hồ bất ly thân của tiếp viên hàng không ảnh 4
Bí mật sau chiếc đồng hồ bất ly thân của tiếp viên hàng không ảnh 5
Có thể thấy dù là hãng bay nào thì các tiếp viên cũng đều đeo đồng hồ. (Nguồn: Internet).
Có thể thấy dù là hãng bay nào thì các tiếp viên cũng đều đeo đồng hồ. (Nguồn: Internet).

#3: Hợp thời trang, nhẹ mà thoải mái, không vướng víu

Một chiếc đồng hồ nếu đeo sẽ rất nhanh chóng, dễ dàng, chẳng giống như phụ kiện khác như vòng, lắc. Kể cả lúc đi vệ sinh thì đồng hồ cũng không làm ảnh hưởng người đeo.

Thêm nữa, nếu sử dụng quá nhiều trang sức đắt tiền, bạn vừa vi phạm quy định của nghề tiếp viên mà còn không gây được thiện cảm đối với khách bay. Do đó, đeo đồng hồ thoạt nghe thì đơn giản song lại vẫn tôn lên bản sắc cá nhân, chỉ cần biết chọn kiểu dáng phù hợp với giới tính.

#4: Giá thành rẻ, ít bị "soi"

Tất nhiên, đồng hồ của tiếp viên hàng không thường được xếp vào loại cao cấp, đắt tiền. Song nó vẫn rẻ hơn nếu so với vòng, lắc vàng, bạc (trừ khi bạn đeo đồ giả). Đồng nghiệp và những người xung quanh cũng bớt soi mói hơn vì có khi họ còn chẳng biết thương hiệu đồng hồ bạn đeo là gì.

Cuối cùng, tuy hơi thực dụng nhưng nhiều tiếp viên đã chia sẻ, mua đồng hồ đắt tiền sẽ giúp họ có thể bán lại với giá tốt khi không còn thích kiểu mẫu ấy nữa.

Muôn vàn bí mật đằng sau chiếc đồng hồ bất ly thân của mỗi tiếp viên hàng không khi lên máy bay, hóa ra công dụng chẳng dừng lại ở việc xem giờ - Ảnh 3.
Ảnh minh hoạ. 

#5: Giúp "cắt đuôi" những kẻ phiền nhiễu

Vì tính chất công việc gấp gáp mà tiếp viên hàng không luôn trong tình trạng chạy đua cùng thời gian để đảm bảo hiệu quả. Song họ cũng khó tránh khỏi những đồng nghiệp hoặc khách vãng lai trò chuyện quá lâu không có hồi kết.

Trong tình huống đó, nếu đang đeo đồng hồ, họ chỉ cần nhìn vào chiếc đồng hồ một cách bất chợt. Bỗng dưng người đối diện sẽ hiểu ý hơn, hoặc nhịp độ câu chuyện sẽ bị gián đoạn mà chẳng gây ra sự thô lỗ hay thiếu tinh tế. Nhìn vào đồng hồ cũng giúp tiếp viên hàng không ngầm thông báo rằng "Giờ là lúc tôi phải đi rồi, nói chuyện sau nhé!".

Ngoài những công dụng đáng kể của chiếc đồng hồ đối với tiếp viên hàng không, họ còn phải tuân theo nghiêm ngặt quy định về loại phụ kiện này. Ví dụ như đường kính không vượt quá 3 cm hay dây da mang những tông màu trầm như nâu, đen hoặc kim loại bạc, trắng, xám.

Hi vọng với những kiến thức lý thú kể trên, bạn đã hiểu thêm một cách sâu sắc về nghề tiếp viên hàng không và những thứ hay ho xoay quanh mỗi chuyến bay rồi nha!

Theo Pháp luật và bạn đọc

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện ngắn: Mẹ và vợ

Truyện ngắn: Mẹ và vợ

GD&TĐ - Gã thuộc mẫu người hướng ngoại: Ưa bay nhảy, thích gặp gỡ kết giao, trà dư tửu hậu với bạn bè hơn đoàn tụ chuyện trò cùng anh em, cha mẹ, vợ con.