Bi kịch của những cậu bé “thần đồng” Trung Quốc: Từ vạn người tung hô đến góc khuất ít ai biết

13 tuổi vào đại học, 19 tuổi làm giảng viên, nhưng ở tuổi 38, Ning Bo bỗng xuất gia đi tu, trở thành một sư thầy.

Bi kịch của những cậu bé “thần đồng” Trung Quốc: Từ vạn người tung hô đến góc khuất ít ai biết

Sinh ra đã ở vạch đích

Vào năm 1978, Ning Bo (sinh năm 1965) là một trong 21 thiếu niên toàn Trung Quốc được chọn vào "lớp học thần đồng" do Đại học Khoa học và Công nghệ (ở Hợp Phì, tỉnh An Huy) mở ra. Đây là nơi chuyên giảng dạy cho những người có khả năng đặc biệt.

Tại lớp học này, người nhỏ tuổi nhất chỉ mới 11 tuổi và người lớn nhất là 16 tuổi. Những thành viên ưu tú nhất của lớp gồm Ning Bo, Xie Yanbo và Qian Zheng. Ning Bo, người gốc tỉnh Giang Tây, được người dân Trung Quốc lúc bấy giờ gọi là thần đồng số 1 của nước này.

Ning Bo vào lớp học thần đồng khi 13 tuổi. Tài năng thiên bẩm của Ning Bo được bộc lộ ngay từ nhỏ dù cậu sinh trưởng trong một gia đình bình thường. Khi 2 tuổi, trong khi các bạn đang nói chưa sõi thì Ning Bo có thể đọc thuộc 30 bài thơ hiện đại. 3 tuổi, Ning Bo đã đếm được 100 số và học hơn 400 ký tự Trung Quốc khi cậu 4 tuổi.

Khi lên 5 tuổi, Ning Bo không học mẫu giáo mà được tuyển thẳng lên học tiểu học. Khi 8 tuổi, cậu đã kê được đơn thuốc. Năm 12 tuổi, Ning Bo đã thắng 2 ván cờ vây với phó thủ tướng Fang Yi và trở thành một hiện tượng phủ khắp các mặt báo, đài nước này.

Bi kịch của những cậu bé thần đồng ở Trung Quốc, sinh ra đã ở vạch đích: Sớm nở chóng tàn, từ vạn người tung hô đến góc khuất ít ai biết - Ảnh 1.

Ngay từ nhỏ Ning Bo đã bộc lộ tài năng thiên bẩm của mình.

Bi kịch của những cậu bé thần đồng ở Trung Quốc, sinh ra đã ở vạch đích: Sớm nở chóng tàn, từ vạn người tung hô đến góc khuất ít ai biết - Ảnh 2.

Cậu bé được vào lớp học thần đồng để bồi dưỡng tài năng xuất chúng.

Vào năm 13 tuổi, Ning Bo được tuyển vào lớp học thần đồng của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc. Kể từ đó, Ning Bo trở thành hình mẫu hoàn hảo cho học sinh khắp cả nước noi theo và trở thành "con nhà người ta" xuất chúng trong mắt các bậc phụ huynh Trung Quốc.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Ning Bo khi ấy 19 tuổi đã chọn ở lại trường và trở thành "giáo viên đại học trẻ nhất". Với con đường rộng mở ở phía trước, nhiều người tin chắc rằng Ning Bo có thể đạt được những thành tựu vẻ vang trong nghiên cứu và giáo dục. Tuy nhiên, mọi thứ hoàn toàn ngược lại.

Bi kịch của thần đồng

Vào năm 2003, Ning Bo đã đưa ra một quyết định khiến mọi người không thể nào tin được đó là anh muốn trở thành một nhà sư. Nhiều người đã thắc mắc tại sao một thần đồng của đất nước, có một tương lai xán lạn khiến bao nhiêu người ngưỡng mộ lại muốn xuất gia đi tu.

Ning Bo cho hay, anh cảm thấy hối hận khi đã tham gia lớp học thần đồng năm nào, khiến anh không thể sống như một con người bình thường. Nhiều người cho rằng hai chữ "thần đồng" là một vầng hào quang, nhưng nó lại là chiếc còng khóa chặt sự tự do của Ning Bo. Khi vào lớp nhân tài, cậu không hạnh phúc mà luôn cảm thấy có áp lực vô hình.

Bi kịch của những cậu bé thần đồng ở Trung Quốc, sinh ra đã ở vạch đích: Sớm nở chóng tàn, từ vạn người tung hô đến góc khuất ít ai biết - Ảnh 3.

Ning Bo hối hận khi đã vào lớp học thần đồng.

Bi kịch của những cậu bé thần đồng ở Trung Quốc, sinh ra đã ở vạch đích: Sớm nở chóng tàn, từ vạn người tung hô đến góc khuất ít ai biết - Ảnh 4.

Cậu không được học những gì mình đam mê, theo đuổi.

Ning Bo vốn thích hóa học, ghét vật lý và toán học nhưng vào trường này buộc phải học vật lý. Ning Bo từng muốn đến Nam Kinh học thiên văn học nhưng nhà trường không đồng ý: "Em là tấm gương cho trẻ em và thanh thiếu niên trong nước. Hãy ngoan ngoãn và là tấm gương thật tốt cho mọi người noi theo". Đối xã hội Trung Quốc, tài năng thiên bẩm trong Ning Bo không chỉ thuộc về anh, mà còn thuộc về gia đình, nhà trường và xã hội.

Khi học tập tại trường, Ning Bo đã cố gắng thoát khỏi cái danh hiệu thần đồng và mong được học tập như những học sinh khác. Tuy nhiên, sự chú ý thái quá của giới truyền thông cũng như dư luận xã hội khiến anh luôn cảm thấy áp lực đè nặng lên mình.

Ở tuổi 34, Ning Bo đã công khai chỉ trích giáo dục "thần đồng" và nhấn mạnh với công chúng rằng mình không phải là thần đồng. Ning Bo nói mình là một sản phẩm của thời đại. Nếu tuổi trẻ có thể quay trở lại, anh sẽ không bao giờ vào lò đào tạo nhân tài này nữa.

Một thời gian sau, Ning Bo chuyển sang nghiên cứu chiêm tinh học, dành nhiều thời gian cho triết học và tôn giáo. Có cuộc hôn nhân không hạnh phúc, Ning Bo dần tách mình ra khỏi xã hội, đắm chìm trong việc luyện khí công và ăn chay. Sau cùng ở tuổi 38, thần đồng này trở thành một nhà sư, tọa ở núi Ngũ Đài (tỉnh Sơn Tây).

Bi kịch của những cậu bé thần đồng ở Trung Quốc, sinh ra đã ở vạch đích: Sớm nở chóng tàn, từ vạn người tung hô đến góc khuất ít ai biết - Ảnh 5.

Ning Bo muốn mọi người biết anh không phải là một thần đồng.

Sớm nở chóng tàn

Xie Yanbo vào lớp thần đồng của Đại học Khoa học và Công nghệ khi mới học xong tiểu học, năm 11 tuổi và trở thành thành viên trẻ nhất trong lớp học thần đồng này. Năm 15 tuổi, anh theo học thạc sĩ và chỉ 3 năm sau anh đã nhận tấm bằng xuất sắc. Xie Yanbo được tuyển vào Đại học Princeton và lạc quan sẽ có bằng tiến sĩ trước tuổi 20.

Tuy nhiên, mọi thứ tan vỡ. Xie Yanbo gặp vấn đề với người hướng dẫn của mình ở Princeton (trước đó anh cũng đã gặp vấn đề với thầy ở Trung Quốc). Sự tự mãn của Xie khiến giáo viên không thể chấp nhận một người như anh.

Mối quan hệ thầy trò trở nên căng thẳng, Xie Yanbo đã bị nghi ngờ sẽ gây nguy hiểm cho người khác nên bị trục xuất về nước. Sau này, Xie Yanbo trở thành giáo viên bình thường. Hơn nữa, các phương tiện truyền thông tiết lộ rằng Xie Yanbo có "vấn đề tâm lý".

Bi kịch của những cậu bé thần đồng ở Trung Quốc, sinh ra đã ở vạch đích: Sớm nở chóng tàn, từ vạn người tung hô đến góc khuất ít ai biết - Ảnh 6.

Những học sinh trong lớp học thần đồng đều có tương lai gây thất vọng với nhiều người.

Chẳng khá hơn Xie là trường hợp của Qian Zheng, người An Huy, được nhận vào Đại học Khoa học và Công nghệ năm 12 tuổi. Năm 16 tuổi giành vị trí thứ 2 trong kỳ thi vật lý quốc gia và sau đó vào Đại học Princeton.

Ai cũng hy vọng rằng một ngày anh trở về đóng góp cho quê hương. Tuy nhiên, sau khi ra nước ngoài, một số khiếm khuyết của Qian dần bị phơi bày. Khả năng tự lập của Qian rất kém, cậu không biết xử lý mối quan hệ cá nhân, mâu thuẫn với người cố vấn trực tiếp khiến Qian Zheng buộc phải trở về Trung Quốc. Sau này bệnh tâm thần của Qian tái phát và không có việc làm trong một thời gian dài.

Có thể thấy, việc thành công quá sớm ngay từ khi còn nhỏ đã khiến những cậu bé thần đồng mất đi phương hướng trong tương lai khi sinh ra họ đã ở vạch đích, được mọi người tung hô, kỳ vọng và mặc định rằng họ là một người tài giỏi, không có khiếm khuyết nào.

Có lẽ, chính việc định hướng chưa đúng đắn, áp đặt những kỳ vọng lên các cậu bé thần đồng đã khiến tài năng thiên bẩm của họ không được phát huy đúng chỗ. Chưa kể, những áp lực vô hình trung đã khiến họ trở thành một con người khác. Nếu như thần đồng được đối xử như những người bình thường, số phận của họ chắc sẽ khả quan hơn.

Theo Helino

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.