Bệnh tay - chân - miệng tiếp tục diễn biến phức tạp

Bệnh tay - chân - miệng tiếp tục diễn biến phức tạp

(GD&TĐ) -  Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh tay - chân - miêng, Bộ Y tế vừa trình Thủ tướng Chính phủ về diễn biến dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống bệnh đã triển khai tính đến ngày 15/9/2001 và các hoạt động đối phó với dịch bệnh tay - chân - miệng trong thời gian tới.

Phun thuốc phòng dịch bệnh tay - chân - miệng trong trường học
Phun thuốc phòng dịch bệnh tay - chân - miệng trong trường học (Ảnh MH)

Báo cáo nêu rõ, tính từ đầu năm đến 15/9/2011, cả nước đã ghi nhận 52.321 ca mắc bệnh tay - chân - miệng tại 61 địa phương, trong đó đã có 109 trường hợp tử vong tại 22 tỉnh, thành phố và hiện nay tình hình bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã tích cực triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ban ngành có liên quan nhằm kiềm chế tối đa sự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Trong 10 tuần gần đây, số ca mắc bệnh tay - chân - miệng ghi nhận trên cả nước không tăng hơn thời gian trước đó nhưng mức độ giảm rất châm do sự thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh cho trẻ của các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ chuyển biến chậm.

Bên cạnh đó, sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng chống bênh tay - chgaan - miệng tại các địa phương chưa được thực sự tích cực, còn tình trạng giao phó chủ yếu nhiệm vụ này cho ngành Y tế.

Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan của dịch bệnh, giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh dịch đến sức khỏe người dân, đặc biệt là trẻ em, Bộ Y tế trân trọng đề nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo một số nội dung:

Yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chủ động chỉ đạo, triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh tay - chân - miệng trong 4 tháng cuối năm 2011, đảm bảo việc thực hành vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường được thực hiện tại các hộ gia đình, các cơ sở giáo dục ngay từ đầu năm 2012, dành kinh phí cho việc triển khai các hoạt động phòng chống dịch.

Yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo, đặc biệt là các trường mầm non, nhà trẻ mẫu giáo, nhóm trẻ gia đình tăng cường triển khai các biện pháp vệ sinh phòng chống bệnh tay - chân - miệng theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Yêu cầu Bộ Thông tin - truyền thông tăng cường tuyên truyền khuyến cáo của Bộ Y tế về các biện pháp phòng chống bệnh tay - chân - miệng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Một số hoạt động trọng tâm mà Bộ Y tế thực hiện trong thời gian tới, nhằm chủ động phòng chống xu hướng gia tăng của bệnh tay - chân - miệng: Giám sát việc triển khai thực hiện công điện về tăng cường công tác phòng chống bệnh; Lập đoàn công tác liên ngành, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đi kiểm tra, chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường và hoạt động phòng chống bệnh tại 13 tỉnh, thành trọng điểm; Tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phuwowngtrong tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra, xử lý ổ dịch; Tăng cường truyền thông các biện pháp phòng, chống bệnh; Tăng cường giám sát, phát hiện sớm, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch; Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, triển khai kế hoạch liên ngành Y tế - Giáo dục về phòng chống dịch bệnh tay - chân - miệng trong trường học năm học 2011 - 2012; Tiếp tục tập huấn cho cán bộ, nhân viên y tế để tăng cường khả năng xử lý tại chỗ với bệnh dịch.

Các triệu chứng lâm sàng thường gặp của bệnh tay - chân - miệng: Giai đoạn đầu (từ 1-2 ngày) có các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Giai đoạn toàn phát, có thể kéo dài 3-10 ngày có các triệu chứng điển hình như: loét miệng, vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt; phát ban dạng phỏng nước, ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông... tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm; sốt nhẹ; nôn. Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.

Về điều trị, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ. Do vậy, cần theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị biến chứng, bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng cho trẻ. Hướng dẫn cũng ghi rõ quy trình điều trị cụ thể: độ 1: Điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở; độ 2: Điều trị nội trú tại bệnh viện.

Lộc Hà
 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ