Bệnh nhờn luật

GD&TĐ - Mặc dù được quy định rõ trong văn bản luật và đang có hiệu lực thi hành, tuy nhiên hiện có khá nhiều “lệnh cấm” như: Cấm để xe trên vỉa hè, lòng đường, cấm hút thuốc lá nơi công cộng... nhưng thực tế vẫn không có hiệu quả. Bởi chỉ cấm, nhưng không xử phạt, hay xử phạt chưa đủ sức răn đe đang dẫn đến nhiều hành vi vi phạm tràn lan.

Ngay dưới biển “cấm bán hàng rong, cấm đổ rác thải”, nhưng rác và ô tô vẫn đỗ bừa bãi
Ngay dưới biển “cấm bán hàng rong, cấm đổ rác thải”, nhưng rác và ô tô vẫn đỗ bừa bãi

Dạo quanh một vòng trên nhiều tuyến phố của Thủ đô, chúng ta dễ dàng bắt gặp những tấm biển cấm: “Tuyến phố văn minh đô thị. Không để xe đạp, xe máy trên hè phố, lòng đường; không kinh doanh lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; không vứt rác, phế thải ra vỉa hè, lòng đường”; “Cấm để xe”... Song thực tế hiệu lực của các tấm biển cấm này vẫn chưa thực sự rõ ràng và phụ thuộc rất nhiều vào sự quyết liệt của chính quyền địa phương.

Còn Luật Phòng chống tác hại thuốc lá và việc xử phạt hành vi hút thuốc lá ở những nơi bị cấm đã được quy định tại Nghị định 176/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Cụ thể, Điều 23 quy định hành vi hút thuốc lá tại địa điểm cấm sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Thế nhưng, ngoại trừ việc “làm nghiêm” trên các chuyến bay (áp dụng nghiêm của các hãng hàng không), còn các địa điểm công cộng khác, người hút thuốc lá vẫn phớt lờ lệnh cấm...

Một quy định được quan tâm hiện nay - đó là Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội..., trong đó có việc xử phạt đổ rác thải, chất thải bừa bãi, tiểu tiện bậy... quy định mức phạt từ 100.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Nghị định quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp xã, phường từ cảnh cáo đến mức 4.000.000 đồng và buộc khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm.

Tuy nhiên, theo đại diện một số phường trên địa bàn Hà Nội thì kể từ khi Nghị định có hiệu lực đến nay, phường chưa xử lý được trường hợp vi phạm nào. Như vậy, hiện còn rất nhiều quy định “cấm” nhưng vẫn chỉ chủ yếu là trông chờ vào ý thức người dân. Tuy nhiên, việc trông chờ này rõ ràng là không mấy khả thi, do vậy đòi hỏi phải có biện pháp mạnh, kiên quyết hơn nữa từ chính quyền để những lệnh cấm này thực sự đi vào cuộc sống.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang bị đe dọa.

Kế hoạch Nga rút quân khỏi Syria?

GD&TĐ -Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng kể từ khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.