Bệnh nhân COVID-19 cuối cùng ở Hải Dương được xuất viện
Phạm Hiền
GD&TĐ - Ngày 16/4, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hải Dương đã công bố khỏi bệnh và trao giấy xuất viện cho bệnh nhân P.T.C (bệnh nhân số 2414), sinh năm 1959, trú tại phường Bình Hàn, TP. Hải Dương.
Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Hải Dương Nguyễn Văn Hải trao quyết định ra viện cho bệnh nhân 2414. Ảnh: Báo Hải Dương.
P.T.C (bệnh nhân số 2414) là bệnh nhân mắc COVID-19 cuối cùng được điều trị tại các cơ sở y tế của tỉnh Hải Dương đã khỏi bệnh và ra viện.
Bệnh nhân vào Bệnh viện dã chiến số 2-Bệnh viện Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương điều trị từ ngày 25/2.
Sau khi các bệnh viện dã chiến giải thể, bệnh nhân được chuyển về điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hải Dương từ ngày 28/3.
Đến nay, sau 3 lần xét nghiệm âm tính (ngày 11, 14 và 16/4), bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh và ra viện.
Khi về nhà, bệnh nhân vẫn phải thực hiện cách ly trong 21 ngày dưới sự giám sát của chính quyền địa phương và tiếp tục được xét nghiệm theo đúng quy định.
Theo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hải Dương, bệnh nhân tuổi cao (62 tuổi) và có bệnh nền đái tháo đường type II nên thời gian chữa bệnh kéo dài 51 ngày.
Sau khi bệnh nhân ra viện, trên địa bàn tỉnh Hải Dương không còn bệnh nhân mắc COVID-19.
Từ khi xuất hiện dịch COVID-19 tại Việt Nam đến nay, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hải Dương đã tiếp nhận và điều trị khỏi cho 55 ca bệnh, trong đó có 31 ca nhập viện điều trị từ ngày 27/1/2021, thời điểm dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 3 tại Hải Dương.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương, trên địa bàn tỉnh không còn bệnh nhân mắc COVID-19 phải điều trị tại các cơ sở y tế.
Toàn bộ các trường hợp F1, F2 đã hoàn thành cách ly, không còn trường hợp nào phải cách ly tại nhà hoặc nơi cư trú.
Từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương đã lấy được 746.104 mẫu để xét nghiệm SARS-CoV-2.
GD&TĐ - Theo thông tin từ đại diện Bộ Y tế, hiện biến thể phụ BA.5 của Omicron đã xâm nhập vào Việt Nam và có thể lấn át biến thể phụ cũ BA.2 đang chiếm ưu thế ở nước ta.
GD&TĐ - Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ, nhiệm vụ phòng, chống sốt xuất huyết gần như giao phó cho Sở Y tế, trong khi mỗi mình ngành y tế không thể diệi hết muỗi, loăng quăng được và đề xuất giải pháp vận động hệ thống y tế cơ sở với sự tham gia của ban chỉ đạo phòng, chống dịch của địa phương.
GD&TĐ - Trong bối cảnh bệnh đậu mùa khỉ lây lan nhanh, một số giả thuyết được đặt ra là Covid-19 cũng như các biện pháp phòng chống dịch, phong toả, giãn cách xã hội, đã thay đổi tình trạng miễn dịch của cơ thể. Từ đó, khiến sức đề kháng giảm và dễ bị tấn công bởi các bệnh.
GD&TĐ - Trong nhiều thập niên qua, các nhà y học đã cho thấy có thể điều trị các bệnh nhân bị động kinh hoặc bệnh Parkinson bằng cách phẫu thuật cấy một điện cực vào não để kích thích các tế bào thần kinh cụ thể.
GD&TĐ - Nhằm hỗ trợ nghiên cứu về nọc rắn, ông Tim Friede, 53 tuổi, đã tình nguyện để rắn độc cắn hơn 200 lần. Các chuyên gia hy vọng kháng thể của Friede có thể “cách mạng hóa” hệ thống chống nọc độc trên thế giới.
GD&TĐ - Tại cuộc họp báo cung cấp thông tin y tế do Bộ Y tế tổ chức chiều nay (27/6), ông Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết Việt Nam đã ghi nhận sự xâm nhập của biến thể phụ BA.5. Đây là biến thể phụ của dòng Omicron.
GD&TĐ - Bản tin phòng chống dịch Covid-19 ngày 27/6 của Bộ Y tế cho biết số ca mắc Covid-19 tăng lên so với hôm qua, với 637 F0 tại 39 tỉnh, thành; Trong ngày có hơn 6.600 F0 khỏi, gấp gần 10 lần mắc mới; Tiếp tục không có F0 tử vong.
GD&TĐ - Thông thường các trường hợp bị bỏng ở nhà là do bỏng nước sôi có thể áp dụng phương pháp chữɑ bỏng mà chúng tôi nói sau đây rất hiệu quả. Đó là cách chữa trị đã được nhiều người thực hiện và cho kết quả tốt.
GD&TĐ - Hiện nay có nhiều tin đồn liên quan đến tác dụng phụ của vắc xin phòng Covid-19 khiến nhiều người lo lắng khi quyết định đi tiêm. Vậy những tin đồn cụ thể là gì và nó có thực sự đúng?
GD&TĐ - Bản tin phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế cho biết, ca mắc mới Covid-19 tiếp tục giảm còn 557 ca tại 32 tỉnh, thành phố; Số khỏi bệnh là 7.300 ca, gấp 14 lần số mắc mới; Tiếp tục không có F0 tử vong.
GD&TĐ - Bệnh đậu mùa khỉ hiện nay chưa phải là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm qua (25/6) đã đưa ra nhận định này, dù Tổng Giám đốc WHO trước đó đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về đợt bùng phát dịch bệnh hiện nay.
GD&TĐ - Sốt xuất huyết đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Hiện nay, bệnh vẫn chưa có vắc-xin và thuốc điều trị. Vì vậy, phụ huynh không được chủ quan, đặc biệt trong điều kiện nắng mưa thất thường cần chú ý theo dõi tránh để trẻ bị sốc khi mắc bệnh.
GD&TĐ - Theo Bộ Y tế, biến thể phụ BA.5 ghi nhận ở nhiều quốc gia; Bộ Y tế thường xuyên trao đổi với WHO để cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về các biến chủng.
GD&TĐ - Trước kia, chúng ta thấy có những người thăm hỏi nhau bằng một vài chục quả trứng gà. Người ta dùng trứng gà luộc cho người bệnh ăn bồi dưỡng cơ thể và thậm chí là để góp phần chữa bệnh.
GD&TĐ - Một nghiên cứu mới cho thấy, các phần tử độc hại trong không khí ô nhiễm có thể được đưa từ phổi đến não qua đường máu. Từ đó, gây rối loạn não và tổn thương thần kinh.
Trong mùa hè, các bệnh da liễu như rôm sảy, mày đay, mẩn ngứa… thường xuất hiện nhiều ở trẻ. Do đó, việc tắm gội sạch sẽ và bảo vệ làn da trẻ cần được chú ý nhiều hơn.
GD&TĐ - Chỉ trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 tỉnh Gia Lai có hơn 100 bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế nghỉ việc. Do đó, ngành Y tế đang có những kiến nghị, đề xuất để cán bộ y tế yên tâm công tác.
GD&TĐ - Theo WHO, hiện nay số mắc và tử vong do Covid-19 vẫn tiếp tục tăng ở khu vực châu Mỹ và số tử vong tiếp tục gia tăng ở khu vực Tây Thái Bình Dương, châu Phi.