Belarus muốn sản xuất cường kích Su-25 để mang vũ khí hạt nhân?

GD&TĐ - Việc Belarus muốn sản xuất một dòng máy bay cường kích lạc hậu như Su-25 đã gây ra không ít thắc mắc.

Belarus muốn sản xuất cường kích Su-25 để mang vũ khí hạt nhân?

Trong cuộc gặp giữa Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko vào tháng 2/2023, Minsk đã nói về mong muốn được sản xuất cường kích Su-25 với "sự hỗ trợ nhỏ và phù hợp từ Liên bang Nga".

Và mới đây Đại sứ Belarus tại Moskva - ông Dmitry Krutoy thông báo rằng họ đã nhận được tài liệu kỹ thuật cần thiết để có thể sớm bắt tay vào việc chế tạo chiến đấu cơ Su-25.

Chính xác hơn thì ông Krutoy nói rằng những nhiệm vụ đối với việc sản xuất Su-25 "đang được xử lý" và tài liệu "đang được phía Nga bàn giao".

Đồng thời vị đại sứ lưu ý rằng nhiệm vụ do Thủ tướng Belarus - ông Roman Golovchenko đặt ra là rất khó khăn: "Từ việc chế tạo động cơ cho đến chiếc máy bay lắp ráp hoàn chỉnh - đây là thách thức không nhỏ".

Belarus muốn sản xuất cường kích Su-25 trên lãnh thổ mình.

Belarus muốn sản xuất cường kích Su-25 trên lãnh thổ mình.

Liên quan đến việc sản xuất máy bay cường kích, giới chuyên gia quân sự nhận xét: "Nói một cách ngắn gọn thì Belarus không có khả năng tự sản xuất cường kích Su-25 'từ A đến Z' trong khoảng thời gian vài năm tới".

Kế hoạch của Belarus đó là tham gia tích cực vào ngành công nghiệp hàng không Nga. Đặc biệt, Đại sứ Krutoy lưu ý rằng theo kết quả làm việc với Moskva, Minsk đã lên kế hoạch xây dựng hai cơ sở, đó là nhà máy số 407 và 558 nhằm chế tạo những bộ phận cần thiết.

Belarus muốn sản xuất khoảng 1.350 bộ phận cho máy bay chở khách MS-21, cũng như cho vận tải quân sự Il-76 và Il-78. Ngoài ra Minsk còn muốn tham gia dự án chế tạo chiếc Tu-204, Belarus có kế hoạch "giúp Nga thay thế 700 bộ phận nhập khẩu".

Quay lại với vấn đề Su-25, nhiều ý kiến cho rằng Minsk muốn sản xuất phiên bản đặc biệt của chiếc cường kích này để mang vũ khí hạt nhân chiến thuật do Nga cung cấp.

Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.