Mỹ bổ sung tiêm kích tàng hình F-22 Raptor tới sát biên giới Nga

GD&TĐ - Những tiêm kích tàng hình F-22 Raptor khi xuất hiện trên đất Ba Lan có thể đe dọa nghiêm trọng đến Nga và Belarus.

Mỹ bổ sung tiêm kích tàng hình F-22 Raptor tới sát biên giới Nga

Vào ngày 8/4, 9 máy bay chiến đấu F-22A Raptor được biên chế cho trung đoàn không quân chiến đấu số 1 của Không lực Hoa Kỳ (USAF) đã xuất phát từ căn cứ Langley tại bang Virginia đến sân bay Powidz của Ba Lan.

Phi đội nói trên sẽ thực hiện các nhiệm vụ theo chương trình Cảnh giới phòng không nâng cao của NATO (Cảnh giới phòng không tiên tiến).

Vào thời điểm này, lực lượng trên chưa đầy đủ theo biên chế, bởi vậy chúng ta có thể mong đợi "quân tiếp viện" đó là 3 máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tương tự.

Hiện tại theo kế hoạch xây dựng thành phần AWACS của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, 3 chiếc E-3G Sentry và 2 máy bay tiếp dầu KC-46A của USAF cũng đã được triển khai tại căn cứ không quân nói trên ở Ba Lan.

Đồng thời nhiệm vụ là rất cụ thể, nhằm tăng cường tuần tra không phận ở Đông Âu. Hoạt động này đã được thực hiện từ năm 2014, như một phần trong các biện pháp quân sự của NATO để chống lại Nga và Belarus.

Mỹ đang tăng cường tiêm kích tàng hình F-22 Raptor tới căn cứ trên đất Ba Lan.

Mỹ đang tăng cường tiêm kích tàng hình F-22 Raptor tới căn cứ trên đất Ba Lan.

"Chiến công" đầu tiên của tiêm kích F-22 đã diễn ra vào tháng 2 năm nay, Quân đội Hoa Kỳ đã đuổi theo khí cầu thăm dò của Trung Quốc.

Để chống lại phương tiện bay bị xem là mục tiêu đơn giản này, USAF đã huy động lực lượng hùng hậu, gồm cả một biên đội Raptor đủ trang bị quân sự.

Tất cả diễn biến nói trên đã được chiếu trên truyền hình địa phương.

Trong một phóng sự, việc USAF huy động tới 4 tiêm kích F-22 Raptor đã được ghi lại, ngoài ra còn có máy bay tuần tra chống ngầm P-8A Poseidon, tàu khu trục USS Oscar Austin, tàu tuần dương USS Philippine Sea và tàu vận tải USS Carter Hall của Hải quân Mỹ (USN) cũng tham gia.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một hoạt động giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển hòa nhập Hoa Xuyến Chi. Ảnh: Sỹ Điền

Kiến tạo tương lai cho trẻ tự kỷ

GD&TĐ - Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cần có giải pháp về giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp cho những trẻ yếu thế...

Dạy trẻ biết tự đưa ra quyết định cho bản thân để trẻ lớn lên có chính kiến. Ảnh minh họa: INT.

Trao quyền cho con

GD&TĐ - Nếu quyết định của con không có kết quả tốt, trẻ nên biết rằng tự bản thân sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả của mỗi lựa chọn.