Máy bay trinh sát RC-135 Rivet Joint Anh suýt bị Su-27 bắn hạ

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Một tiêm kích Su-27 của Nga đã suýt nữa bắn hạ máy bay trinh sát RC-135 Rivet Joint của Anh vào năm ngoái.

Máy bay trinh sát RC-135 Rivet Joint Anh suýt bị Su-27 bắn hạ

Theo tài liệu SECRET/NOFORN, trong khoảng thời gian từ ngày 29/9/2022 đến ngày 26/2/2023, máy bay của Anh và Pháp, cũng như các phương tiện bay không người lái của Mỹ, bao gồm RQ-4 Global Hawk, RQ-170 Sentinel và MQ- 9 Reaper đã thực hiện nhiều nhiệm vụ giám sát trên bầu trời Biển Đen.

Có một vài chuyến bay được thực hiện thông qua phi cơ có người điều khiển mỗi tháng.

Đồng thời đã xuất hiện thông tin chi tiết về phản ứng của Nga đối với hành động của máy bay Mỹ, Anh và Pháp. Tài liệu này thuộc quyền sử dụng của ấn phẩm The Washington Post.

Đặc biệt, tài liệu đã mô tả một sự cố xảy ra vào ngày 29/9, khi tiêm kích Su-27 của Nga bắn một tên lửa ở cự ly gần sát máy bay trinh sát RC-135 Rivet Joint của Anh đang "thực hiện cuộc tuần tra định kỳ" trong không phận quốc tế trên Biển Đen.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace, ông đã thảo luận về vụ việc với người đồng cấp Nga Sergei Shoigu và chính quyền Moskva nói rằng tên lửa bị bắn nhầm.

Nhưng thực tế cho thấy máy bay chiến đấu Nga đã "suýt bắn hạ" phi cơ trinh sát của Anh ngoài khơi bờ biển Crimea.

"Chiếc tiêm kích Nga gần như đã bắn hạ máy bay trinh sát của Anh vào năm ngoái... vụ việc nghiêm trọng hơn so với những gì được tiết lộ ban đầu và có thể trực tiếp đưa Mỹ và các đồng minh NATO của họ vào cuộc chiến", ấn phẩm The Washington Post viết rõ.

Máy bay trinh sát điện tử RC-135 Rivet Joint của Không lực Hoàng gia Anh.

Máy bay trinh sát điện tử RC-135 Rivet Joint của Không lực Hoàng gia Anh.

Tài liệu cũng lưu ý rằng các nước phương Tây tiếp tục hỗ trợ Quân đội Ukraine, thu thập thông tin về tình hình chiến sự, trong khi tránh không tham gia vào một cuộc xung đột trực tiếp với Nga.

Nguồn tin nói thêm, các máy bay của Pháp và Anh đang thực hiện những chuyến bay giám sát, họ chưa xâm phạm không phận Nga, đồng thời nhấn mạnh "sự cân bằng mà các quan chức quân sự phương Tây đang cố gắng duy trì".

Theo Washington Post

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện tranh là một thể loại văn học mạnh mẽ và hữu ích để phát triển khả năng hiểu cũng như phân tích văn học của học sinh. (Ảnh: ITN).

Trẻ đọc truyện tranh có tốt không?

GD&TĐ - Truyện tranh có một sức hấp dẫn khó cưỡng đối với trẻ em lẫn người lớn. Ngoài việc mang lại tiếng cười sảng khoái, giải tỏa căng thẳng...