Bố mẹ đi làm quanh năm nên cậu bé Cao Văn (6 tuổi, Trung Quốc) được gửi về ở với bà ngoại. Bà ngoại là người chăm sóc em chủ yếu.
Mặc dù không thể về nhà thăm con nhưng mỗi tháng, bố mẹ Cao Văn đều gửi tiền và quà về cho hai bà cháu. Vì làm việc trong lĩnh vực thủy hải sản nên đồ ăn gửi về nhà cho hai bà cháu là không thiếu.
Ngày hôm đó, bà cháu Cao Văn nhận được thùng cá do bố mẹ gửi về. Biết cậu bé rất thích ăn cá nên bà liền lấy vài con cá mang đi om dưa cho cháu ăn.
Ảnh minh họa,
Tuy nhiên, vào buổi trưa ngày hôm đó, vừa ăn vừa xem phim hoạt hình nên Cao Văn không may bị hóc xương ở cổ. Thấy thế, bà ngoại nhanh chóng bảo cháu nuốt một miếng cơm thật to, đó là cách chữa hóc xương cá mà người xưa thường làm.
Sau khi nuốt miếng cơm, đứa trẻ cảm thấy bình thường trở lại, người bà cũng không để ý nữa. Tuy nhiên, suốt buổi chiều và tối hôm đó, cổ họng Cao Văn vẫn khó chịu nhưng em không nói cho bà biết mà đi ngủ luôn.
Sáng hôm sau, bà của Cao Văn mãi không thấy cháu ngoại dậy để đi học liền đi vào phòng để kiểm tra. Sau khi lật dở tấm chăn, bà bàng hoàng vì toàn thân cháu trai đã nhợt nhạt, gọi không thấy trả lời.
Bà òa khóc và vội vàng gọi bác sĩ đưa đến bệnh viện nhưng đã quá muộn. Các bác sĩ cho biết, thực quản của Cao Văn bị một chiếc xương cá đâm thủng, khiến cho cổ họng bị phù nề nặng gây tình trạng nghẹt thở và tử vong. Nghe tới đây, bà ngoại liền gục ngã và khóc không thành tiếng.
Làm gì khi trẻ bị hóc xương?
Các bác sĩ cho hay, do các bé còn nhỏ, phụ huynh khi cho con ăn cần chú ý, gắp hết xương, hay những vật có thể gây hóc. Nếu trong bữa ăn, bé bị hóc xương thì phải đưa đến bác sĩ khám ngay để gắp dị vật
Nhiều phụ huynh khi có con bị hóc xương thường coi nhẹ, dùng phương pháp dân gian để chữa trị như ăn cơm, ăn chuối không nhai, nhờ bàn tay bà đẻ cào ngược trước cổ với hy vọng chiếc xương trôi dễ dàng.
Thực tế, có nhiều trường hợp sử dụng các phương thức dân gian này không khỏi lại còn xuất hiện nhiều biến chứng như sốt, sưng cổ, nuốt đau, hơi thở có mùi hôi…