Bế mạc Hội nghị toàn cầu Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững

GD&TĐ - Sáng 27/4, phiên Bế mạc Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống Lương thực thực phẩm (LTTP) bền vững đã diễn ra tại Hà Nội.

Quang cảnh họp báo Hội nghị toàn cầu Hệ thống Lương thực thực phẩm bền vững ngày 27/4. Ảnh: Tùng Đinh.
Quang cảnh họp báo Hội nghị toàn cầu Hệ thống Lương thực thực phẩm bền vững ngày 27/4. Ảnh: Tùng Đinh.

Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống Lương thực thực phẩm (LTTP) bền vững với chủ đề “Cùng nhau chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm lành mạnh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu trong bối cảnh khủng hoảng mới” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì tổ chức diễn ra từ 24 - 27/4.

Năm thông điệp chính từ Hội nghị

Sau 4 ngày Hội nghị làm việc tích cực, hiệu quả, hơn 300 đại biểu tham dự đã cùng thống nhất đưa ra 5 thông điệp chính.

Thứ nhất, chuyển đổi hệ thống LTTP theo hướng bền vững và có khả năng chống chịu, phục hồi là điều kiện tiên quyết để giải quyết các cuộc khủng hoảng liên quan đến mất an ninh lương thực, suy dinh dưỡng, sức khỏe, biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, xung đột, cũng như giá tiêu dùng và năng lượng cao.

Thứ hai, chuyển đổi hệ thống LTTP cần được tiếp cận từ toàn cầu. Tuy nhiên, việc lựa chọn con đường, cách thức chuyển đổi hệ thống LTTP cần tính đến bối cảnh cụ thể của từng quốc gia và địa phương trong quốc gia đó.

Thứ ba, cần sử dụng cách tiếp cận bao trùm, đa ngành, đa lĩnh vực và mang tính hệ thống trong chuyển đổi hệ thống LTTP. Chuyển đổi hệ thống LTTP bền vững cần gắn với các yếu tố có liên quan bao gồm biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và thương mại…

Thứ tư, chuyển đổi hệ thống LTTP ở từng quốc gia đòi hỏi phải có đủ quyết tâm chính trị và sự tham gia, phối hợp của tất cả các ngành, lĩnh vực, các bên liên quan từ trung ương tới địa phương, sự phối hợp của các tổ chức quốc tế, khu vực nhà nước và tư nhân. Đồng thời, việc chuyển đổi đòi hỏi phải có sự gắn kết, kết hợp giữa mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, giữa chiến lược dài hạn và các kế hoạch ngắn hạn.

Thứ năm, để chuyển đổi hệ thống LTTP thành công, đòi hỏi phải huy động các nguồn lực bao gồm khoa học công nghệ, tài chính, sự tham gia và đổi mới sáng tạo. Trong đó, về nguồn lực tài chính: chính sách tài chính cho chuyển đổi hệ thống LTTP cần nhất quán và toàn diện ở cấp toàn cầu, quốc gia và địa phương. Các chính sách tài chính cần tiếp cận trên 3 khía cạnh: tạo động lực, thúc đẩy đổi mới và đầu tư.

Cuộc tọa đàm giữa Vụ Hợp tác quốc tế và các chuyên gia quốc tế đã diễn ra trong khuôn khổ phiên bế mạc hội nghị vào ngày 27/4. Ảnh: Tùng Đinh.

Cuộc tọa đàm giữa Vụ Hợp tác quốc tế và các chuyên gia quốc tế đã diễn ra trong khuôn khổ phiên bế mạc hội nghị vào ngày 27/4. Ảnh: Tùng Đinh.

Nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam

Thông qua Hội nghị, uy tín, vai trò và vị thế của Việt Nam với tư cách là “Nhà cung cấp lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững”; là thành viên có trách nhiệm đối với các vấn đề toàn cầu bao gồm an ninh lương thực và năng lượng, biến đổi khí hậu, đại dịch mới nổi... được tăng cường.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Thuỵ Sỹ Christian Hoffer, cho biết: Việt Nam có nhiều kinh nghiệm, mô hình tốt trong chuyển đổi hệ thống LTTP minh bạch, trách nhiệm, bền vững.

"Việc chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam cho các đại biểu tham gia Hội nghị lần thứ 4 bao gồm cả trực tiếp và trực tuyến, thông qua các phương tiện truyền thông góp phần quan trọng vào chuyển đổi hệ thống LTTP toàn cầu theo định hướng trên", ông Christian Hoffer nói.

Các nước và tổ chức quốc tế tham gia hội nghị cũng ghi nhận Việt Nam là quốc gia tiên phong trong chuyển đổi hệ thống LTTP bền vững. Những cam kết của Việt Nam tại hội nghị một lần nữa khẳng định mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững.

Không chỉ tiên phong trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm bền vững, Việt Nam còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với các nước trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, đặc biệt thông qua chương trình hợp tác Nam – Nam.

Các đại biểu quốc tế tham dự Hội nghị toàn cầu Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững tại Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Các đại biểu quốc tế tham dự Hội nghị toàn cầu Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững tại Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Tiếp cận đa ngành, đa mục tiêu

Phát biểu bế mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh: “Sản xuất và tiêu dùng bền vững” và “Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm” là một trong các nội dung mà tất cả chúng ta có thể hành động ngay, góp phần thực hiện 17 Mục tiêu phát triển bền vững.

Thứ trưởng cho biết, hệ thống lương thực thực phẩm của Việt Nam đang hướng tới cách tiếp cận đa ngành, đa mục tiêu. Để triển khai thực hiện “Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi Hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030”, Việt Nam rất cần sự đồng hành, hỗ trợ của các nhà tài trợ, đối tác quốc tế, các cơ quan nghiên cứu, khu vực doanh nghiệp, tư nhân và người dân cùng chung tay thực hiện theo các định hướng ưu tiên của Chính phủ.

"Trong thời gian tới, chúng tôi phối hợp chặt chẽ với các đối tác quốc tế, như: FAO, UNDP, UNIDO, WWF, One CGIAR, CIAT, IRRI… và các đối tác phát triển khác để triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia.

Chúng tôi cũng phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ GD&ĐT để tăng cường giáo dục, truyền thông cho cộng đồng về thói quen ăn uống lành mạnh, cân đối dinh dưỡng, tiêu dùng hợp lý – tránh thất thoát lãng phí thực phẩm và có trách nhiệm", Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho hay.

Bên cạnh đó, việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ số và đổi mới sáng tạo trong việc tăng hiệu quả trong sản xuất, năng suất, an toàn thực phẩm và phân phối, đồng thời kết nối người sản xuất trực tiếp với người tiêu dùng; giảm thiểu thất thoát và lãng phí lương thực thực phẩm cũng cần được triển khai thực hiện.

“Việt Nam mong muốn phát triển một 'Trung tâm đổi mới sáng tạo về hệ thống lương thực thực phẩm ở khu vực Đông Nam Á' để mở rộng hợp tác trong nghiên cứu, xây dựng chính sách và thúc đẩy việc nhân rộng các mô hình theo hướng xanh, thân thiện với môi trường, ít phát thải và bền vững”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp bày tỏ.

Hội nghị có sự tham dự của 337 đại biểu tham dự trực tiếp trong đó bao gồm gần 200 đại biểu quốc tế đến từ 60 quốc gia, các cơ quan của Liên hợp quốc, các Tổ chức quốc tế, các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan nghiên cứu, đào tạo.

Ngoài 9 phiên họp chính thức, Hội nghị còn có 11 phiên họp bên lề, 31 cuộc làm việc song phương giữa các bên và 5 chuyến tham quan thực tế tại Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.

Giá sạch Công nghệ cho tương lai yến sào chính hãng yến sào chính hãngPhân Phối yến sào khánh hoà DXNEST Nguyên Chất, Giá Tốt hydropure trẻ uống kẽm có bị nóng không Hạt mèo Thức ăn Snappy Tom yến sào khánh hòa Lifenest