Bắt “núi nhôm” Trung Quốc: Chặn đứng thương vụ tỷ đô

GD&TĐ - Sau thời gian dài theo dõi, lực lượng chức năng Việt Nam đã bắt giữ 1,8 triệu tấn nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc để chuẩn bị chuyển đi nước ngoài. Tổng cục Hải quan khẳng định, không để Việt Nam trở thành nước trung chuyển hàng lậu.

Kho nhôm khổng lồ 500.000 tấn tại Vũng Tàu được Wall Street Journal ghi lại năm 2017. Ảnh: Wall Street Journal
Kho nhôm khổng lồ 500.000 tấn tại Vũng Tàu được Wall Street Journal ghi lại năm 2017. Ảnh: Wall Street Journal

Phá án lớn

Trong cuộc họp báo mới đây, ông Nguyễn Văn Cẩn - Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan - Ủy viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, Tổng cục Hải quan đã kịp thời phát hiện và ngăn chặn vụ việc có nguy cơ gian lận xuất xứ lớn nhất từ trước đến nay.

Theo đó, cơ quan chức năng đã bắt giữ 1,8 triệu tấn nhôm, có giá trị khoảng 4,3 tỷ USD tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Số lượng nhôm trên do một tập đoàn có dây chuyền sản xuất nhưng lại nhập khẩu nhôm thỏi, nhôm thanh, nhôm bán thành phẩm nhằm xuất khẩu đi Mỹ và một số nước khác.

Lý do của hành vi trên là do nhôm của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ bị đánh thuế thấp hơn rất nhiều so với nhôm của Trung Quốc xuất đi Mỹ. Chính vì vậy, doanh nghiệp trên đã thực hiện phi vụ trên nhằm hưởng lợi nhuận từ chênh lệch thuế. Theo tiết lộ của Hải quan “núi nhôm” Trung Quốc trên có liên quan trực tiếp đến Công ty TNHH Nhôm Toàn Cầu (trụ sở tại Bà Rịa - Vũng Tàu).

Lãnh đạo Tổng cục Hải quan cung cấp thông tin vụ việc tới báo chí
Lãnh đạo Tổng cục Hải quan cung cấp thông tin vụ việc tới báo chí 

Được biết, sau khi bị Mỹ áp thuế cao đối với nhôm Trung Quốc, phía doanh nghiệp Trung Quốc đã tìm mọi cách để bí mật chuyển hàng từ Trung Quốc sang các quốc gia để tẩy xuất xứ nhằm né thuế.

Nếu xuất khẩu thành công đi Mỹ, số lượng tiền chênh lệch từ việc thay đổi xuất xứ này sẽ rất lớn và rõ ràng doanh nghiệp Trung Quốc sẽ hưởng lợi không nhỏ. Theo ông Cẩn, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với Hải quan Mỹ xác minh vụ việc trên. Các đặc vụ của Bộ An ninh nội địa Mỹ cũng đã đến Việt Nam để phối hợp điều tra.

Không để Việt Nam thành nước trung chuyển

Các cơ quan chức năng đã có rất nhiều biện pháp để ngăn chặn nhôm Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, do nguồn lợi quá lớn nên các doanh nghiệp vẫn cố tình “chơi lớn”. Trước đó, do tình trạng nhôm Trung Quốc phá giá nên Bộ Công Thương đã có biện pháp áp thuế xử lý.

Theo đó, Bộ Công Thương đã chính thức áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm nhôm thanh đùn ép có xuất xứ từ Trung Quốc nhập ồ ạt vào Việt Nam thời gian qua. Việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm nhôm thanh đùn ép sẽ giúp giảm bớt áp lực cho các doanh nghiệp trong nước và góp phần ngăn chặn dòng hàng hóa “lẩn tránh” qua Việt Nam. Biện pháp chống bán phá giá này chính thức có hiệu lực từ ngày 4/10.

Hiện, quá trình điều tra vụ việc có liên quan đến nhôm Trung Quốc đội lốt hàng Việt, lợi dụng xuất xứ Việt Nam vẫn được Hải quan Việt Nam, Mỹ, cùng các cơ quan Bộ Công an Việt Nam điều tra làm rõ. Trong cuộc họp báo ngày 28/10, ông Nguyễn Văn Cẩn khẳng định: “Không để Việt Nam thành điểm trung chuyển của hàng hóa gian lận, hiện cơ quan Hải quan đã và đang tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ với các hành vi gian lận xuất xứ”.

Theo ông Cẩn, thời gian tới Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục điều tra đồng loạt, quyết liệt đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu giả mạo xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, quyết tâm không để các đối tượng lợi dụng Việt Nam thành điểm trung chuyển hàng hóa vi phạm về xuất xứ, gian lận thương mại…

Trước đó, các nhà sản xuất nhôm của Mỹ cáo buộc China
Zhongwang và các chi nhánh của công ty này đã trốn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp của Mỹ bằng cách vận chuyển các sản phẩm nhôm thông qua Việt Nam. Nhóm các nhà sản xuất nhôm của Mỹ cho rằng, sản phẩm nhôm ép từ Công ty Zhongwang đã được chuyển vào Việt Nam qua liên kết với Công ty TNHH Nhôm Toàn cầu Việt Nam trước khi xuất khẩu sang Mỹ. Trong khi đó, phía Công ty Zhongwang đáp trả rằng “các cáo buộc đưa ra không có căn cứ”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô trò Trường Tiểu học số 2 thành phố Lai Châu (tỉnh Lai Châu).

Tây Bắc tự tin bước vào năm học mới

GD&TĐ - Mặc dù còn bộn bề khó khăn, song các trường học vùng cao Tây Bắc đã nỗ lực vượt khó, sẵn sàng cơ sở vật chất, nhân lực cho năm học mới,