Tại sao smartphone Trung Quốc “rẻ như bèo“?

Tại sao các nhà sản xuất Trung Quốc có thể bán smartphone với giá rẻ như vậy? Mời các bạn cùng đi tìm câu trả lời.

Tại sao smartphone Trung Quốc “rẻ như bèo“?

Smartphone Trung Quốc đang xâm lăng thế giới bằng chiến lược cấu hình cao nhưng mức giá "rẻ như bèo". Khi bạn sử dụng một smartphone Trung Quốc chắc chắn bạn sẽ bất ngờ vì nó hoạt động cực kỳ mượt mà dù số tiền mà bạn phải bỏ ra rất nhỏ.

Tại sao các nhà sản xuất Trung Quốc có thể bán smartphone với giá rẻ như vậy? Mời các bạn cùng đi tìm câu trả lời.

Nhân công rẻ mạt

Một trong những lý do chủ yếu phải nhắc tới đầu tiên đó là nguồn nhân lực giá rẻ. Nhiều hãng công nghệ lớn trên thế giới như Apple và Samsung sản xuất, lắp ráp sản phẩm tại Trung Quốc vì chi phí lao động ở quốc gia đông dân nhất thế giới khá rẻ mạt. Nhờ vậy, các công ty sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất.

Các hãng Trung Quốc, như Xiaomi, Huawei và Meizu, có một lợi thế so với Apple, Samsung, HTC và Sony đó là họ sản xuất smartphone ngay tại quê nhà nên chi phí thậm chí còn thấp hơn nữa.

Nhân công giá rẻ cùng với những chiến lược khác giúp các hãng Trung Quốc điều chỉnh giá smartphone xuống mức cực thấp.

Công nghệ cao nhưng không mang tính cách mạng

Trong phần này chúng ta sẽ đề cập tới phần cứng của smartphone. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những mẫu smartphone Trung Quốc mạnh mẽ ngang Samsung Galaxy S6 nhưng có mức giá chưa bằng một nửa.

Rõ ràng smartphone của gã khổng lồ Hàn Quốc sử dụng những linh kiện chất lượng nhưng đó không phải là sự khác biệt đáng lưu ý.

Khi chọn lựa phần cứng, các hãng sản xuất Trung Quốc thường cân bằng giữa mức giá và hiệu suất nhằm tạo ra mức giá cạnh tranh hơn so với các thiết bị tương tự.

Hầu hết smartphone Trung Quốc sử dụng vi xử lý MediaTek vì mức giá rẻ và hiệu suất cao, ngoài ra MediaTek cũng là một công ty Trung Quốc nên không cần tốn chi phí vận chuyển, phân phối.

Về RAM, các hãng Trung Quốc thường không sử dụng RAM DDR4, họ sử dụng những module RAM DDR3 cao cấp với giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất cao. Về camera, họ chủ yếu chọn Sony, bởi giống như vi xử lý MediaTek, cảm biến camera của Sony có hiệu suất tốt và mức giá hợp lý.

Về màn hình, chúng ta thấy trên thị trường tấm màn hình của các hãng Nhật Bản và Hàn Quốc thường có giá rẻ. Tuy nhiên, nếu phải chọn giữa tấm màn hình IPS và tấm màn hình AMOLED thì các ông chủ Trung Quốc thường chọn màn hình AMOLED của Samsung nhằm đảm bảo chất lượng.

Bán hàng qua mạng

Thương mại điện tử là phương thức bán sản phẩm ưa thích của các hãng điện tử Trung Quốc. Các ông lớn như Samsung, Apple chi rất nhiều tiền vào việc xây dựng những cửa hàng bán lẻ nhưng và số tiền đó sẽ được tính vào giá sản phẩm.

Khi bạn mua một chiếc Galaxy S6 Edge, số tiền bạn phải trả bao gồm cả chi phí phân phối dù bạn chưa bao giờ tới cửa hàng của Apple hay Samsung. Chi phí phân phối của smartphone Trung Quốc gần như không có bởi chúng không được bán trong các cửa hàng bán lẻ.

Chi ít tiền cho marketing

Bạn có xem sự kiện ra mắt hoành tráng của Galaxy S6? Bạn có biết về hợp đồng quảng cáo đắt đỏ mà HTC ký với Robert Downey Jr hồi năm ngoái?

Bạn có biết Sony phải chi bao nhiều tiền để thuyết phục diễn viên thủ vai James Bond sử dụng Xperia Z5 trong tập phim Xpectre công chiếu hôm nay? Dù bạn biết hay không thì những chi phí tiếp thị này cũng được tính vào giá sản phẩm.

Các hãng Trung Quốc không chi nhiều tiền như vậy cho marketing, họ sử dụng mạng xã hội, một phương pháp marketing rẻ hơn nhưng hiệu quả hơn nhiều.

Phương pháp này có thể tiếp cận những người có nhu cầu mua smartphone giá rẻ. Bạn muốn có một smartphone mà không muốn phải trả tiền cho chi phí marketing? Hãy mua một smartphone Trung Quốc.

Sản xuất với số lượng hạn chế

Đây là một phương pháp bán hàng hoạt động rất tốt, đặc biệt là tại Trung Quốc, khi tạo ra nhu cầu cho sản phẩm. Đó là nhu cầu muốn mua một smartphone sắp hết hàng.

Các hãng sản xuất Trung Quốc nắm rõ điều này và thường sản xuất sản phẩm với số lượng hạn chế trước khi bán ra. Ví dụ, Xiaomi Mi4 hết hàng chỉ trong 37 giây.

Bán phụ kiện

Do bán smartphone với giá rẻ nên tỷ suất lợi nhuận từ smartphone của các hãng Trung Quốc thường rất thấp. Vì vậy, họ thường bán thêm các phụ kiện nhằm tăng lợi nhuận.

Phụ kiện phổ biến nhất là ốp lưng smartphone, tuy nhiên nhiều hãng, chẳng hạn như Xiaomi, thậm chí bán cả giày và dép đi trong nhà.

Bạn có bao giờ nghĩ tới việc Galaxy S7 có giá chỉ 330 USD? Bạn có bao giờ nghĩ Samsung sẽ tăng lợi nhuận bằng cách bán giày? Tên của mẫu giày này có thể là Samsung Galaxy Shoes. Và điều gì xảy ra nếu Samsung bán cả quần áo? Hay đồ lót?

Thực sự nhờ chiến lược bán dịch vụ và phụ kiện, các hãng sản xuất thu về được lợi nhuận giúp họ duy trì việc bán smartphone với giá cực thấp.

Nhưng chất lượng smartphone Trung Quốc thì sao?

Gần đây, smartphone Trung Quốc không còn đi liền với chất lượng thấp. Tuy không sử dụng những linh kiện, vật liệu tốt nhất nhưng các smartphone Trung Quốc cũng không còn sử dụng những linh kiện và vật liệu tệ nhất. Nhiều smartphone khung nhôm Trung Quốc có giá dưới 250 USD.

Những smartphone Trung Quốc khá phù hợp cho việc xem phim, lướt web nhờ màn hình lớn với độ phân giải và âm thanh tốt. Và mức giá của chúng thường rẻ hơn một nửa so với các smartphone của các ông lớn có cấu hình tương đương.

Vẫn còn một số hạn chế như giao diện Android trên smartphone Trung Quốc đôi khi rất kinh khủng và thậm chí một số smartphone Trung Quốc còn không được cập nhật hệ điều hành.

Tuy nhiên với đối tượng người dùng sinh viên, những người có điều kiện kinh tế bình thường, smartphone của các hãng Trung Quốc như Xiaomi, Meizu rất đáng để xem xét.

Theo Trí thức trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Israel trưng bày mảnh vỡ của tên lửa Iran.

Tên lửa 18 tấn đã được phóng vào Israel

GD&TĐ - Cuộc tấn công của Iran vào Israel ngày 1 tháng 10 đã sử dụng tên lửa đạn đạo hiện đại hạng nặng có khả năng phá hủy hoàn toàn một tòa cao ốc.