Sau khi Chu Do Hiệu đăng cơ, lập tức phong cho Khách Thị là Phụng Thánh phu nhân, con trai bà ta Hầu Quốc Hưng, em trai Khách Quang Tiên đảm nhận cẩm y thiên hộ, tay nắm thực quyền.
Ngoài ra, bà ta còn được cấp đất hương hỏa. Ảnh minh họa chân dung Minh Hy Tông Chu Do Hiệu.
Mỗi dịp sinh nhật bà ta, Chu Do Hiệu nhất định phải đích thân đi chúc phúc. Mỗi khi bà ta xuất hành, hàng ngũ cũng chả kém gì so với hoàng đế. Xuất cung, nhập cung đều được đốt trầm hương tẩy trần và uy nghi trong tiếng hô “Lão tổ thái thái thiên tuế” vang trời.
Nhưng lòng người khó đoán, lòng tham vô đáy bà ta không cam lòng làm một nhũ mẫu, nên đã câu kết với thái giám đương triều Ngụy Trung Hiền khuấy đảo triều đình nhà Minh. Ảnh minh họa chân dung Khách Thị.
Đầu tiên, bà ta tìm cách loại bỏ quan viên thân tín Bỉnh bút thái giám đứng đầu 23 nha hoạn quan Vương An của Minh Quang Tông Chu Thường Lạc.
Ông bị hãm hại để Ngụy Trung Hiền thế vào vị trí của ông và bị đẩy đến tận Nam Hải Tử làm tĩnh quân, cuối cùng bị hành hạ đến chết. Ảnh minh họa chân dung Khách Thị.
Một vị thái giám có chết cũng không ảnh hưởng gì lớn. Nhưng kinh sợ và tàn độc nhất chính là việc Khách Thị sử dụng các thủ đoạn tàn độc để tàn sát hãm hại các phi tử và hoàng tử.
Điển hình, năm thứ ba Thiên Khải tức năm 1623, Trương hoàng hậu mang thai Hoài Xung thái tử Chu Từ Nhiên. Một hôm hoàng hậu đột nhiên đau bụng muốn tìm một cung nữ hoặc người ngoài cung biết mát xa.
Khách Thị liền cho người đến mát xa và có ý muốn làm cho hoàng hậu sảy thai. Nhưng may mắn Trương hoàng hậu vẫn sinh nở mẹ trong con vuông. Chỉ tiếc rằng thái tử không thể trưởng thành. Ảnh minh họa chân dung Trương hoàng hậu.
Ngoài ra, con trai thứ Chu Từ do Huệ Phi Phạm thị sinh ra chưa tròn 1 tuổi cũng chết yểu. Hoàng tử thứ ba Từ Cảnh con của Dung Phi Nhiệm thị cũng chết khi chưa đầy 1 tuổi.
Dụ Phi Trương thị vô ý đắc tội với Khách Thị và Ngụy Trung Hiền nên đã bị họ giả thánh chỉ ép chết trong khổ nhục đói khát. Thành Phi Lý thị lo lắng mình sẽ rơi vào hoàn cảnh tương tự như Dục phi nên đã âm thầm cất giấu đồ ăn, quả nhiên sau này nàng cũng bị Khách thị giảm lỏng nửa tháng, nhưng nhờ số lương thực đã cất giấu mà sống sót. Ảnh minh họa chân dung Dục Phi.
Bà ta cùng với Ngụy Trung Hiền tìm mọi cách để giăng một mẻ lưới vét sạch các đại thần chính trực trong triều. Thiên Khải sơ niên, các đại thần hầu như lần lượt từ quan. Những việc xấu xa bà ta, Hy Tông cũng chả bao giờ để ý.
Nhưng ông ta không hề biết rằng chính vì sự ngu muội và tin tưởng của mình đã đẩy vương triều Đại Minh bất an và bà ta chính là người khiến mình tuyệt tự. Ảnh minh họa chân dung Khách Thị.
Trong “Minh Lý bắc lược” có ghi, trước khi Hy Tông qua đời Khách Thị từng sắp xếp đưa một cung nữ có mang vào cung mạo nhận là cốt nhục của Hy Tông. Việc làm này đã bị gặp phải sự phản đối gay gắt của Trương hoàng hậu.
Giằng co, căng thẳng rất lâu, cuối cùng Trương hoàng hậu đã thuyết phục được Hy Tông truyền ngôi cho em trai là Chu Do Kiểm. Ảnh minh họa chân dung Ngụy Trung Hiền.
Năm thứ 7 Thiên Khải tức năm 1627, sau khi Chu Do Kiểm tức Minh Tư Tông kế vị, Ngụy Trung Hiền và Khách Thị đều được nhận “ban thưởng”.
Ngụy Trung Hiền tự sát, thân thể bị xé ra làm trăm mảnh. Khách Thị bị thắt cổ chết tại cán y cục (nơi giặt đồ trong cung), thân thể đốt thành tro.
Con trai Hầu Quốc Hưng, em trai Khách Quang Tiên và cháu của Ngụy Trung Hiền là Ngụy Lương Khanh cùng bị chém đầu trong một ngày. Ảnh minh họa chân dung Ngụy Trung Hiền.
Nếu đặt trọng tội mất nước của vương triều Đại Minh lên vai bà ta có phần hơn nặng, nhưng bất kể nói thế nào thì thì bà ta chính là nguyên nhân quan trọng khiến triều Minh nhanh chóng đi đến hồi diệt vong.
Vì thế, nói bà ta chính là mụ đàn bà xấu xa, bỉ ối nhất triều Minh quả cũng không có gì sai. Ảnh minh họa chân dung Khách Thị.