Bắt đầu xúc tiến xuất khẩu UAV cảm tử Lancet-E

GD&TĐ - UAV cảm tử Lancet-E sẽ lần đầu ra mắt tại Triển lãm ADEX 2024, mục đích tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

Bắt đầu xúc tiến xuất khẩu UAV cảm tử Lancet-E

Rosoboronexport (thành viên của Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec), tại Triển lãm Công nghiệp Quốc phòng Quốc tế ADEX 2024, được tổ chức từ ngày 24 đến 26 tháng 9 tại Baku (Azerbaijan), sẽ lần đầu tiên sẽ giới thiệu phiên bản UAV cảm tử Lancet-E, Tổng giám đốc công ty - ông Alexander Mikheev cho biết.

“Tại Triển lãm ADEX 2024, Rosoboronexport sẽ trưng bày những mẫu vũ khí hiện đại phổ biến nhất, đã chứng minh hiệu quả trong các trận chiến, trong đó lần đầu tiên bên ngoài nước Nga, tổ hợp UAV cảm tử Lancet-E và giải pháp đối kháng điện tử mới nhất chống lại máy bay không người lái sẽ được trình diễn".

“Chúng tôi có mặt tại đây nhằm cung cấp công cụ cho khách hàng, để bảo vệ họ khỏi toàn bộ các mối đe dọa từ bên ngoài và bên trong, có thể gây hại cho an ninh của các quốc gia thuộc khu vực”, ông Mikheev nhấn mạnh.

Quan chức trên lưu ý rằng sản phẩm chủ lực của Rosoboronexport - tổ hợp Lancet-E - đảm bảo tiêu diệt đáng tin cậy xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép chở quân, thiết bị kỹ thuật, sở chỉ huy, hàng không... của đối phương.

Kinh nghiệm chiến đấu đã khẳng định tính hiệu quả cao của các sản phẩm 51-E và 52-E nằm trong tổ hợp đạn tuần kích đối với vai trò tác chiến phản pháo, khi là phương tiện tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và mặt nước tốc độ cao. Buổi thuyết trình nước ngoài đầu tiên về tổ hợp Lancet-E sẽ diễn ra vào ngày 25 tháng 9.

base64-1699202942559911201717.jpeg
UAV cảm tử Lancet sẽ được Nga xuất khẩu sau thời gian dài chỉ sử dụng nội địa.

Bên cạnh đó, Rosoboronexport cũng sẽ giới thiệu máy phát nhiễu cỡ nhỏ RP-377VM1 Lesochek trong cuộc triển lãm tại Baku. Đây là thiết bị đối kháng điện tử mới nhất, có khả năng triệt tiêu kênh điều khiển vô tuyến của thiết bị nổ tự chế hay kênh điều khiển và dẫn đường vệ tinh của máy bay không người lái thương mại.

RP-377VM1 đã được thử nghiệm trong điều kiện chiến đấu thực tế và cho thấy hiệu quả cao trong việc bảo vệ các phương tiện như xe bọc thép trước đòn tấn công của máy bay không người lái dạng FPV.

Công ty cho biết thêm, trong phân khúc chống UAV, Rosoboronexport cũng sẽ trưng bày sản phẩm RB-504P-E, giúp phát hiện và ngăn chặn các kênh liên lạc và điều hướng của UAV, kể cả ở chế độ tự động. Sản phẩm này cung cấp cả khả năng gây nhiễu điện tử theo khu vực và đa hướng để chống lại "bầy đàn" máy bay không người lái.

Ngoài ra trong lĩnh vực hàng không của triển lãm, Rosoboronexport sẽ giới thiệu máy bay chiến đấu đa năng siêu cơ động Su-35, trực thăng tấn công và trinh sát chiến đấu Ka-52E, trực thăng vận tải quân sự Mi-17V-5 và UAV trinh sát Orlan-10E.

Đối với thành phần thuộc lực lượng mặt đất, công ty sẽ trưng bày xe tăng T-90MS, xe chiến đấu hỗ trợ xe tăng BMPT Terminator và pháo tự hành 2S19 Msta-S hiện đại hóa.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf sẽ được trình bày trong khu vực vũ khí phòng không.

Ở phân khúc hải quân, Rosoboronexport sẽ trình diễn hệ thống tên lửa ven biển Rubezh-ME, cho phép chỉ cần một phương tiện duy nhất là đủ để tìm kiếm và tấn công mục tiêu, nhờ tích hợp vũ khí và radar trên cùng một nền tảng.

UAV cảm tử Lancet vượt 70 km phá hủy tiêm kích MiG-29 của Ukraine.
Theo TASS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bệnh nhân ngạt khí CO trong tình trạng hôn mê nguy kịch. Ảnh: BVCC.

Người đàn ông nguy kịch do ngạt khí CO

GD&TĐ - Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận nam bệnh nhân 46 tuổi, trú tại tỉnh Bắc Giang bị ngạt khí CO trong tình trạng hôn mê nguy kịch.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân tiến triển nặng tổn thương đa cơ quan (hô hấp, cơ tim, gan, rối loạn đông máu). Ảnh: BVCC

Tổn thương đa cơ quan khi đi làm đẹp

GD&TĐ - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận bệnh nhân nữ (44 tuổi) cấp cứu trong tình trạng mệt mỏi nhiều, tức ngực, khó thở.