Bắt đầu liên thông kết quả xét nghiệm từ ngày 1/7/2017

GD&TĐ - Đây là thông tin được công bố tại Hội nghị triển khai tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học, hướng tới liên thông kết quả xét nghiệm do Bộ Y tế tổ chức chiều 23/6, tại Hà Nội.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Việt Tiến phát biểu tại Hội nghị
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Việt Tiến phát biểu tại Hội nghị

Đây là chủ trương để các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế thực hiện theo Quyết định 316/QĐ-TTg ngày 27/2/2016 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm y học giai đoạn 2016-2025 và Công văn số 1154/VPCP-KGVX ngày 13/2/2017 của Văn phòng Chính phủ về thực hiện lộ trình liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm đối các phòng xét nghiệm thuộc bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I và tương đương nhằm giảm phiền hà, tránh lãng phí tiền bạc, thời gian cho người bệnh, tiết kiệm nguồn lực của xã hội

Theo Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cả nước hiện có 1.336 bệnh viện, trong đó có 38 bệnh viện tuyến T.Ư; 492 bệnh viện tuyến tỉnh; 629 bệnh viện tuyến huyện, 31 bệnh viện ngành... hàng năm, các bệnh viện trong cả nước thực hiện khoảng 250 triệu lượt xét nghiệm hóa sinh, hơn 200 triệu lượt xét nghiệm huyết học và khoảng 25 triệu lượt xét nghiệm vi sinh...

Mỗi năm con số này lại tăng thêm 10% trở thành gánh nặng chi phí cho bệnh nhân và Quỹ bảo hiểm y tế. Trong khi đó, hiện chi phí dành cho xét nghiệm chiếm tới 16 - 20% tổng chi phí cho y tế. Nếu mỗi năm tiết kiệm khoảng 1% xét nghiệm sẽ giảm được 237,5 tỷ đồng (mỗi xét nghiệm trung bình giá 50.000 đồng).

Tuy nhiên, trong công tác xét nghiệm y học vẫn còn những bất cập, như kết quả xét nghiệm của các trung tâm xét nghiệm, các bệnh viện tính tương đồng chưa cao, cùng một người bệnh nhưng kết quả xét nghiệm lại khác nhau; các cơ sở y tế vẫn chưa chấp nhận kết quả xét nghiệm của nhau; không ít trường hợp do đánh giá chưa đúng vai trò của xét nghiệm mà ảnh hưởng tới kết quả khám, chữa bệnh…

Nguyên nhân của hiện tượng nêu trên là do trình độ cán bộ y tế chưa đồng đều giữa các tuyến, dẫn đến tình trạng kết quả xét nghiệm có sự khác nhau, thậm chí đọc nhầm kết quả xét nghiệm. Do vậy, các bệnh viện vẫn chưa công nhận kết quả xét nghiệm của nhau, dẫn đến tình trạng người bệnh khi chuyển tuyến, hoặc đi khám lại ở bệnh viện khác phải làm lại các xét nghiệm.

Có những trường hợp vừa hôm trước xét nghiệm ở bệnh viện tỉnh nhưng hôm sau chuyển lên bệnh viện trung ương vẫn bị yêu cầu làm lại toàn bộ các xét nghiệm.

Hiện nay, tại những bệnh viện tuyến cuối, phần lớn người bệnh vẫn phải làm lại các xét nghiệm mà trước đó họ đã làm ở cơ sở y tế khác, gây lãng phí, tốn kém cho người bệnh.

Để hạn chế việc lạm dụng xét nghiệm, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đang tiến hành nhiều giải pháp trong đó có việc ban hành bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện để các cơ sở y tế áp dụng, đồng thời triển khai thực hiện liên thông công nhận kết quả xét nghiệm, không để tình trạng cán bộ y tế yếu kém làm khổ người bệnh.

Bộ Y tế đã yêu cầu 125 bệnh viện trực thuộc và bệnh viện hạng I rà soát, lập kế hoạch để liên thông kết quả xét nghiệm theo Quyết định số 316/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, liên thông kết quả xét nghiệm của các bệnh viện trực thuộc Bộ trước ngày 1/7/2017, bệnh viện hạng một và tương đương trước ngày 1/1/2018.

Để thực hiện mục tiêu nêu trên, Bộ Y tế chỉ đạo giám đốc các bệnh viện tổ chức rà soát các khoa xét nghiệm, đặc biệt lưu ý chấn chỉnh các đơn vị xét nghiệm đặt tại các khoa khám bệnh, phòng bệnh… thực hiện nghiêm các quy định về quản lý chất lượng xét nghiệm.

Thực hiện các giải pháp để chuẩn hóa chất lượng kết quả xét nghiệm giữa các khoa xét nghiệm trong mỗi bệnh viện, lưu ý thực hiện đầy đủ nội kiểm, ngoại kiểm; bảo dưỡng, bảo trì trang, thiết bị xét nghiệm theo quy định trước khi làm xét nghiệm cho người bệnh. Lập kế hoạch hoạt động cụ thể các công việc để chuẩn bị cho việc liên thông kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện theo lộ trình quy định.

Hiện Bộ Y tế đang xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm y học theo 5 mức (rất tốt - tốt - khá - trung bình khá - trung bình) và chưa xếp hạng.

Đây là bộ công cụ để đánh giá việc tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng và thực hiện cải tiến chất lượng. Từ đó từng bước nâng cao chất lượng xét nghiệm để bảo đảm kết quả xét nghiệm chính xác, kịp thời, chuẩn hóa, làm cơ sở cho việc liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm giữa cơ sở khám chữa bệnh, giảm phiền hà, chi phí cho người bệnh.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Việt Tiến, xét nghiệm có vai trò quan trọng trong chẩn đoán, phát hiện và theo dõi tiến triển bệnh. Do vậy, trong thời gian tới, liên thông kết quả xét nghiệm sẽ có lợi hơn cho người bệnh. Việc này giúp nâng cao kết quả chất lượng xét nghiệm, giảm những chi phí không cần thiết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tàu sân bay USS Harry S. Truman tại Biển Đỏ.

Mỹ phóng 200 tên lửa đối phó Houthi

GD&TĐ - Theo War Zone, Hải quân Mỹ phóng gần 400 quả đạn, trong đó có hơn 200 tên lửa, để đối phó các đòn tập kích của Houthi trong hơn 10 tháng qua.

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

GD&TĐ - Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã vạch kế hoạch chuẩn bị lực lượng gìn giữ hòa bình để cứu chính phủ Ukraine hiện nay.