Cảnh báo dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội

GD&TĐ - Đại diện Sở Y tế Hà Nội xác nhận, ở quận Đống Đa vừa xuất hiện một ổ dịch sốt xuất huyết (SXH) với 11 người mắc tại KTX Đại học Luật Hà Nội. Tính đến nay, trên toàn thành phố Hà Nội đã ghi nhận 669 trường hợp mắc SXH, chưa có tử vong.

Cảnh báo dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội

Cứ đến mùa… là có dịch

Theo Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP)?TP Hà Nội, từ cuối tháng 4/2017, tại khu vực ký túc xá Trường Đại học Luật Hà Nội bắt đầu ghi nhận bệnh nhân đầu tiên mắc SXH là một sinh viên. Lúc đầu, sinh viên này bị sốt cao và tự mua thuốc hạ sốt về điều trị nhưng không giảm.

Tuy nhiên, sinh viên này vẫn chủ quan không nghĩ đến khả năng bị SXH, mà chỉ đoán là sốt cao do cảm lạnh. Khi sinh viên này sốt 39,5 - 40 độ C kèm theo tình trạng mệt mỏi, đau nhức toàn thân thì được chuyển đến bệnh viện để điều trị. Các bác sĩ cho bệnh nhân tiến hành các xét nghiệm cần thiết.

Kết quả xét nghiệm chính xác khẳng định bệnh nhân bị SXH Dengue, bác sĩ vào thông báo phác đồ điều trị và đề nghị nhà trường cẩn thận, lưu ý những biến chứng bất thường của những sinh viên xung quanh bệnh nhân này thì phải thông báo lại ngay. Những ngày sau đó tiếp tục ghi nhận rải rác thêm các ca mắc mới và tính đến nay, tại ổ dịch này đã phát hiện bệnh nhân thứ 11.

Trước sự bùng phát ổ dịch SXH ngay giữa nội thành kể trên, TTYTDP Hà Nội đã cử đoàn xuống kiểm tra thực tế tại khu ký túc xá của Trường Đại học Luật Hà Nội và bất ngờ phát hiện có ổ bọ gậy trong một bể nước đã không sử dụng từ lâu tại một phòng ở của sinh viên.

Ngoài ổ dịch ở khu ký túc xá Trường Đại học Luật, từ đầu năm đến nay tại quận Đống Đa cũng đã ghi nhận đến 37 ổ dịch ở 13 phường, tổng số mắc lên tới 163 trường hợp.

So với cùng kỳ năm 2016, số mắc SXH tại quận Đống Đa tăng 3 lần, số ổ dịch tăng 1,85 lần. Đây cũng là địa phương có số mắc SXH cao nhất thành phố (chiếm đến 1/4 tổng số bệnh nhân).

Ông Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - cho biết: Qua kiểm tra, Sở Y tế đã yêu cầu cán bộ y tế Trường Đại học Luật Hà Nội tham mưu với ban giám hiệu nhà trường tổ chức thông báo, phổ biến đến sinh viên trong trường về dịch bệnh SXH và hướng dẫn các em làm vệ sinh môi trường để diệt bọ gậy, phòng bệnh SXH.

Hiện tại, ổ dịch SXH ở ký túc xá Trường Đại học Luật Hà Nội đã được khống chế, không phát sinh thêm ca bệnh mới. Tính đến nay, trên toàn thành phố Hà Nội đã ghi nhận 669 trường hợp mắc SXH, chưa có tử vong.

Vẫn khó… phòng dịch sốt xuất huyết

Hà Nội đang là một trong số các địa phương sớm bị ảnh hưởng của dịch bệnh SXH ở thời điểm này. Ông Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc TTYTDP thành phố - cho biết:

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh SXH năm nay, Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch. Tuy nhiên, công tác phòng chống SXH tại Hà Nội cũng vấp phải không ít những khó khăn do một bộ phận người dân tỏ ra chủ quan, lơ là, thiếu thiện chí hợp tác trong phòng chống dịch bệnh.

Chia sẻ về khó khăn trong công tác phòng chống SXH của Hà Nội, PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) - cho biết hiện đang có rất nhiều bất cập trong phòng chống dịch bệnh, trong đó bao gồm phòng chống dịch SXH, là vấn đề thiếu nguồn kinh phí, đặc biệt là cho công tác dự phòng và chống dịch.

Đối với công tác chuyên môn, PGS.TS Trần Đắc Phu nêu rõ, Bộ Y tế đã quyết liệt chỉ đạo toàn bộ hệ thống y tế từ dự phòng và điều trị tích cực trong công tác giám sát phát hiện sớm, xét nghiệm chuẩn đoán nhanh, xử lý ổ dịch ngay từ khi phát hiện ca bệnh đầu tiên.

Hệ thống điều trị bảo đảm thu dung và điều trị bệnh nhân kịp thời, hạn chế tối đa biến chứng và tử vong; đảm bảo đầy đủ thuốc, vật tư, máy phun, hóa chất cho công tác chống dịch cũng như điều trị ở tất cả các tuyến; tăng cường công tác truyền thông, kiểm tra, giám sát phòng chống dịch…

Ông Nguyễn Nhật Cảm - Giám đốc TTYTDP thành phố Hà Nội - chia sẻ, hiện nay, vẫn còn 50% hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội từ chối phun hóa chất, không hợp tác với cán bộ y tế hoặc vắng nhà liên tục, do vậy, việc khống chế và dập tắt các ổ dịch bệnh gặp nhiều khó khăn.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Cơ chế đặc thù

GD&TĐ - Luật Giáo dục năm 2019 đặt ra yêu cầu cao hơn đối với trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS.
Minh họa/INT

Truy lùng quốc tế

GD&TĐ - Nga đang triển khai chiến dịch truy lùng ráo riết tại một số nước để bắt các nghi phạm liên quan vụ khủng bố đẫm máu tại Moscow.