Bất cập trong giáo dục Hà Tĩnh (bài 3): Lỗi do cấp huyện?

Bất cập trong giáo dục Hà Tĩnh (bài 3): Lỗi do cấp huyện?

“Không có chuyện thiếu giáo viên”

Ông Cù Huy Cẩm - đại diện Sở Nội vụ Hà Tĩnh cho biết, nguyên nhân sâu xa khiến tình trạng thừa thiếu giáo viên hiện nay ở Hà Tĩnh là do từ năm 2013, sau khi thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT về việc chuyển đổi trường mầm non bán công sang công lập (với 93 trường được chuyển đổi từ bán công sang công lập), Hà Tĩnh cần bổ sung 1.245 biên chế. Thế nhưng, số lượng biên chế được Chính phủ, Bộ Nội vụ bổ sung chỉ là 279 biên chế, thiếu 966 biên chế. Tức là Bộ Nội vụ chốt số lượng biên chế và không giao thêm cho các địa phương.

Hơn nữa, Hà Tĩnh cũng thực hiện theo Nghị định số 39 của Bộ Chính trị về việc thực hiện tinh giản biên chế và Kết luận số 17 của Bộ Chính trị giao chỉ tiêu biên chế là từ năm 2015 trở đi: “Đối với lĩnh vực giáo dục phổ thông do số lượng học sinh tăng mà cần thiết phải thành lập trường mới, lớp mới thì địa phương tự cân đối điều chỉnh trong tổng biên chế được giao”: Đồng thời giao đến năm 2021 là giảm 20% trên tổng số giáo viên. “Như vậy đã thiếu lại không được giao tăng còn bắt giảm; phải ổn định trong số biên chế đã có. Trong khi đó tỉnh không có giáo viên để giảm…” – ông Cẩm giải thích.

Ông Cẩm cũng khẳng định, hiện nay ở Hà Tĩnh không có chuyện thiếu giáo viên biên chế mà đang có tình trạng thừa thiếu cục bộ giữa các bộ môn. “Tổng số giáo viên không đổi, nhưng cơ cấu giáo viên thay đổi dẫn đến thừa thiếu cục bộ. Cho nên phải cân đối trong tỷ lệ cho phép chứ không thể nói thừa hay thiếu” – ông Cẩm nói.

Ông Cẩm phân tích: “Số lượng giáo viên môn này tăng 30% thì số lượng giáo viên môn khác phải giảm 30%, lúc đó mới nằm trong sự ổn định về biên chế được”.

Ông Cù Huy Cẩm
 Ông Cù Huy Cẩm 

Vì đâu nên nỗi?

Nói về nguyên nhân thừa thiếu giáo viên cục bộ tại các trường công lập hiện nay, dẫn đến thực trạng học sinh phải bỏ môn học giữa chừng như ở huyện Hương Khê, đại diện Sở Nội vụ cho rằng lỗi trên là do các huyện.

Gây ra hậu quả trên, lỗi do các địa phương đã không thực hiện đúng Nghị quyết của UBND tỉnh Hà Tĩnh và quyết định của UBND tỉnh ban hành về việc quy định biệt phái giáo viên tiểu học, THCS, THPT từ đơn vị thừa giáo viên sang đơn vị thiếu giáo viên.

Ông Cẩm nói rõ: “Do bố trí không hợp lý và sợ không hoàn thành nhiệm vụ một số địa phương mới “kê” thêm, “thổi phồng thêm”, bảo thiếu giáo viên. Nói như vậy không đúng với tinh thần, quy định của UBND tỉnh. Nhu cầu bên ngoài thì vô cùng. Chứ chỉ tiêu biên chế là đủ chứ không thừa, không thiếu được…”.

Các địa phương phải căn cứ vào số lượng giáo viên để bố trí đủ 2 giáo viên/lớp và phải căn cứ vào số giáo viên để bố trí số trẻ. Trước hết ưu tiên số trẻ 5 tuổi sau đó đến 4 – 3 - 2 tuổi.
                            Ông Cù Huy Cẩm

“Việc học sinh không được học môn Tiếng Anh không phải là vấn đề về giáo viên thiếu, mà ở chỗ sắp xếp, bố trí và sử dụng số lượng các giáo viên hiện có của các địa phương chưa hợp lý. Sở Nội vụ quản lý biên chế về con người, nếu thừa hoặc thiếu biên chế phải đề xuất bố trí cho hợp lý. Còn nếu cơ cấu bộ môn thiếu trong chỉ tiêu biên chế đã có, thẩm quyền thuộc về cấp huyện xây dựng và báo cáo để điều chỉnh”.

Đại diện Sở Nội vụ Hà Tĩnh đưa ra một ví dụ như tại huyện Hương Khê: UBND tỉnh đã giao cho huyện về việc sử dụng giáo viên, huyện lại làm ngược rồi “kêu” thiếu, tiếp tục xin chỉ tiêu. Trong lúc đó, chỉ tiêu biên chế giáo viên của huyện này đang dư thừa!

Theo ông Cẩm, đối với việc phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, THCS, THPT tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025, tỉnh Hà Tĩnh đã có NQ 96 của HĐND tỉnh về phát triển ngành Giáo dục. Nếu có bất cập về đội ngũ giáo viên phải đào tạo đội ngũ giáo viên văn bằng 2 và tỉnh cung cấp nguồn kinh phí để đào tạo giáo viên giỏi kiêm môn. Thừa giáo viên văn hóa, thiếu giáo viên Tiếng Anh thì đơn vị phải đào tạo. Cái này là lỗi do huyện, không phải do tỉnh vì có văn bản, Nghị quyết hướng dẫn rồi.

“Huyện Hương Khê không thực hiện theo đúng tinh thần quyết định của UBND tỉnh ban hành về việc quy định biệt phái giáo viên tiểu học, THCS, THPT từ đơn vị thừa giáo viên sang đơn vị thiếu giáo viên”, ông Cẩm nói.

Theo ông Cẩm giải thích, trong việc cơ cấu bộ môn để giới thiệu giáo viên biệt phái năm học 2019 – 2020, huyện Hương Khê thừa 19 giáo viên văn hóa và thiếu 17 giáo viên Tiếng Anh. Nếu thực hiện theo Nghị quyết và quyết định của HDND tỉnh, số giáo viên thừa này phải giới thiệu đi biệt phái nhưng họ lại không đi…

“Việc cắt hợp đồng giáo viên thì do huyện tự ý làm. Đến khi “bể” ra, giáo viên đòi quyền lợi thì mới báo cáo. Như vậy làm sao được? Biệt phái thì không chịu đi mà còn tự ý ký hợp đồng thêm như vậy là sai quy định” - ông Cẩm thẳng thắn.

“Điều này gây trở ngại cho việc điều chỉnh của tỉnh để phù hợp với quy chế biệt phái. Cứ “kêu” mà không chấp hành phải kiểm điểm, kỷ luật trách nhiệm của chủ tịch UBND huyện. Việc cắt hợp đồng giáo viên do huyện tự ý làm. Đến khi “bể” ra, giáo viên đòi quyền lợi mới báo cáo. Như vậy làm sao được? Biệt phái thì không chịu đi mà còn tự ý ký hợp đồng thêm như vậy là sai quy định” - ông Cẩm thẳng thắn.

Trách nhiệm của UBND tỉnh Hà Tĩnh?

Nói về trách nhiệm của UBND tỉnh Hà Tĩnh về thực trạng trên, ông Cù Huy Cẩm bày tỏ quan điểm: UBND tỉnh rất quan tâm đến vấn đề giáo dục. Đứng trước khó khăn và thực trạng trên, HĐND tỉnh Hà Tĩnh có chủ trương và có Quyết định 2059 cho hợp đồng, dùng ngân sách của tỉnh để trả lương cho số giáo viên này. Có quyết định hợp đồng, trong khi không được bổ sung biên chế, Hà Tĩnh vẫn đảm bảo cho đội ngũ giáo viên này hưởng các chế độ như GV trong biên chế, gồm: Nâng lương, hưởng lương theo ngạch, bậc và theo bằng cấp, được đóng BHXH...

Vì thế, mỗi năm Hà Tĩnh phải trích hơn 80 tỷ đồng từ ngân sách của tỉnh để trả lương cho giáo viên hợp đồng. Tuy nhiên, từ khi Nghị định 161/2018 của Chính phủ ra đời có sự khập khiễng nhưng đó là yêu cầu từ thực tiễn, là chính đáng. “QĐ161 khập khiễng là do cơ chế chứ không phải do tỉnh làm sai. Trước đây do thiếu giáo viên tỉnh có chủ trương hợp đồng. Không phải cá nhân hay tổ chức đứng ra hợp đồng mà do HĐND, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm. Cái này là Nghị quyết của HĐND tỉnh đề ra, trước tình hình thực tế của địa phương. Đây là yêu cầu từ thực tiễn, là chính đáng” – ông Cẩm lý giải.

Cũng theo ông Cẩm, hiện UBND tỉnh đã trình Bộ Nội vụ cho thêm chỉ tiêu biên chế trong đó có số giáo viên hợp đồng 2059 theo QĐ của UBND tỉnh đã ký để ổn định trong biên chế. “Nếu tuyển số GV này vào biên chế thì vẫn thiếu 910 người. Cho nên, số lượng này tỉnh phải ổn định và duy trì, vì không thể cắt được cho đến khi chuyển được họ vào biên chế để bổ sung vào chỉ tiêu biên chế của tỉnh. Chứ không có cách gì khác” – ông Cẩm nói.

Đối với việc nhiều trẻ mầm non chưa được đến trường như hiện nay, ông Cù Huy Cẩm cho biết, các đơn vị địa phương phải căn cứ vào số lượng giáo viên để bố trí đủ 2 giáo viên/ lớp và phải căn cứ vào số giáo viên để bố trí số trẻ. Trước hết ưu tiên số trẻ 5 tuổi sau đó đến 4 – 3 - 2 tuổi.

“Thực hiện Luật Trẻ em nhưng nếu không được giao biên chế, không cân đối được nguồn ngân sách, lại đang tinh giản biên chế thì rất khó. Còn nếu dùng ngân sách tỉnh chi thì quá lớn vì toàn tỉnh có đên 21.000 giáo viên/ 27.000 cán bộ công chức…” – ông Cẩm cho hay.

Nói về nguyên nhân thừa thiếu giáo viên cục bộ tại các trường công lập hiện nay, dẫn đến thực trạng học sinh phải bỏ môn học giữa chừng như ở huyện Hương Khê vừa qua, đại diện Sở Nội vụ cho rằng, lỗi trên là do các huyện. 
Gây ra hậu quả trên, lỗi do các địa phương đã không thực hiện đúng Nghị quyết của UBND tỉnh Hà Tĩnh và các địa phương không thực hiện theo quyết định của UBND tỉnh ban hành về việc quy định biệt phái giáo viên tiểu học, THCS, THPT từ đơn vị thừa giáo viên sang đơn vị thiếu giáo viên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.