Bảo vệ trẻ em khỏi sự phân biệt đối xử

GD&TĐ - Mặc dù đã được nâng cao nhận thức, thậm chí điều chỉnh bằng các văn bản có tính pháp lý cụ thể song sự phân biệt đối xử vẫn xảy ra trong các mối quan hệ hàng ngày của trẻ em như trong gia đình, nhà trường, cộng đồng sống xung quanh trẻ, gây cho trẻ những cảm xúc tiêu cực.

Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo

Bàn thêm về vấn đề nhiều bức xúc này, chiều 7/11, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững (MSD) phối hợp với Cục trẻ em – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Hội bảo vệ quyền trẻ em đã tổ chức Hội thảo đối thoại chính sách đảm bảo quyền được bảo vệ của trẻ em khỏi các hành vi phân biệt đối xử.

Hội thảo nhằm mục đích nâng cao nhận thức về quyền được bảo vệ khỏi các hình thức phân biệt đối xử của trẻ em cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ, thầy cô giáo, cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em và trẻ em; đề xuất và trao đổi về sáng kiến, giải pháp xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật và thúc đẩy việc thực thi hiệu quả các chính sách, pháp luật về đảm bảo quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em;

Đồng thời phát huy vai trò giám sát của người hưởng lợi, các tổ chức xã hội và các kênh thông tin đại chúng đối với việc thực thi chính sách, pháp luật về quyền trẻ em.

Tại hội thảo, bà Nguyễn Hải Anh, quản lý chương trình Gia đình Việt cho rằng, MSD đã tổ chức khảo sát 60 trẻ em ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, theo đó, đa số các em đều nhận thức được việc phân biệt đối xử với trẻ.

Các em đều nhận dạng được các hình thức phân biệt đối xử là đối xử không công bằng: sự thiên vị của giáo viên khi kiểm tra, xử phạt; những lời nói miệt thị, chê bai của người lớn nhằm làm tổn thương trẻ, sử dụng bạo lực thể chất giữa trẻ nam và trẻ nữ, sự bỏ bê không chăm sóc của người lớn trong gia đình đối với trẻ, qua lời nói, thái độ và hành vi, thậm chí bao gồm hành động bạo lực của người hoặc nhóm người có sự phân biệt đối xử.

“Việc thể hiện phân biệt đối xử với trẻ đôi khi chỉ cần thương người này, ghét người kia hơn, trọng nam khinh nữ, về giàu nghèo, sự khác biệt về vùng miền, điều kiện kinh tế, màu da, sự khác biệt đặc điểm cá nhân, thậm chí việc béo gầy, dễ thương hay không cũng tạo ra sự phân biệt đối xử. Viẹc phân biệt đối xử xảy ra trong trường học, lớp học, thậm chí gia đình, cộng đồng sống xung quanh trẻ” – bà Hải Anh nói.

Việc phân biệt đối xử khiến trẻ có những cảm xúc và hành vi tiêu cực, không có lợi cho sự phát triên của trẻ như buồn, cảm thấy bị xúc phạm, tức giận, bức xúc, tự ti, khiến trẻ xa lánh tập thể và mất lòng tin vào người khác.

“Phân biệt đối xử thường được xuất hiện trong bối cảnh các em chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong độ tuổi của các em: gia đình, nhà trường. Từ đó, mối quan hệ thường xảy ra trong hai môi trường này, đó là mối quan hệ giữa cha, mẹ - con cái; anh, chị, em; thầy, cô giáo – học sinh, giữa các học sinh với nhau.

Các em mong muốn bố mẹ cũng cần quan tâm đến suy nghĩ của con cái và tình trạng của con cái để hiểu con hơn, các thầy cô tâm sự với các bạn bị phân biệt đối xử để các em hiểu về vấn đề này” – bà Hải Anh cho biết.

Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho rằng, quy định của Luật pháp đã có nhiều quy định chặt chẽ trong việc bảo vệ trẻ em khỏi phân biệt đối xử, nhưng thực chất, việc phân biệt đối xử vẫn còn. Tôi hi vọng chúng ta sẽ có nhiều hoạt động cộng đồng để xây dựng quyền bình đẳng của trẻ.

Khung pháp lý về phân biệt đối xử ở VN khá đầy đủ, như điều 12, điều 26, điều 37 Hiến pháp năm 2013, Điều 3 – bộ luật Dân sự năm 2015, Luật trẻ em năm 2016, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới... cũng đã quy định các nguyên tắc bảo vệ thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em, các hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...