“Bào thai đá” trong ổ bụng bà cụ 76 tuổi

Theo Bệnh viện Đa khoa khu vực (BVĐKKV) Cam Ranh (Khánh Hòa), BV vừa tiếp nhận cụ bà N.T.S, 76 tuổi, ở Lộc Phúc, Cam Lộc, Cam Ranh trong ổ bụng có thai chết lưu ít nhất là 27 năm (còn gọi là “thai đá”). 

Phim chụp X-Q cho thấy khối thai đá trong ổ bụng của cụ bà N.T.S
Phim chụp X-Q cho thấy khối thai đá trong ổ bụng của cụ bà N.T.S

Các bác sĩ nhận định, đây là trường hợp rất hiếm gặp trong y khoa.

Theo người nhà, cụ bà N.T.S vào viện sáng ngày 22/3 do đau cột sống thắt lưng và vùng hạ vị. Qua thăm khám và chụp X quang, các bác sĩ của BV phát hiện vùng tiểu khung có khung xương thai nhi (gồm hộp sọ, cột sống, các xương sườn và xương đùi) và được chẩn đoán: có thai hết lưu trong ổ bụng. 

Được biết, cụ bà đã mãn kinh từ năm 49 tuổi, bà có 4 lần sinh con, 1 lần sẩy thai và hiện sống với người con trai út gần 50 tuổi.

Bác sĩ CKII Lê Quang Vinh, Phó Giám đốc BVĐKKV Cam Ranh cho biết, thai trong ổ bụng là một tình huống hiếm gặp của thai ngoài tử cung. Thông thường thai ngoài tử cung nằm ở vòi tử cung, các vị trí ít gặp là ở buồng trứng, cổ tử cung và nhất là ở ổ bụng. 

Thai ngoài tử cung dù ở vị trí nào thì cũng sẽ dẫn đến chảy máu nhiều trong ổ bụng (trừ ở kênh cổ tử cung) do khối thai khi lớn lên sẽ vỡ.

Trong trường hợp thai trong ổ bụng thì bánh nhau sẽ bám vào các tạng trong bụng như ruột, gan, bàng quang, mạc nối lớn, mạch máu lớn (để lấy máu nuôi thai), vì vậy nó có thể gây chảy máu trong ổ bụng rất nặng nề, dễ gây tử vong cho sản phụ.

Trường hợp này thai nhi đã chết trong bụng và lưu lại ở đó rất lâu nhưng chưa gây nguy hiểm gì cho mẹ là điều hiếm thấy. Cho đến nay trên toàn thế giới cũng chỉ ghi nhận được khoảng 300 trường hợp.

BVĐKKV Cam Ranh dự định sẽ đưa cụ bà N.T.S ra BVĐK tỉnh Khánh Hòa để chụp MRI nhằm xác định khối thai có liên quan như thế nào đến các bộ phận xung quanh, nhằm có hướng giải quyết phù hợp và tốt nhất cho sức khỏe của cụ bà.

Theo Báo Khánh Hòa

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.