Báo Mỹ nói Ukraine đang gặp khó khăn với các hệ thống phòng không

GD&TĐ - Theo báo cáo của Washington Post mới được công bố, Ukraine đang gặp khó khăn về hệ thống phòng không.

Hình ảnh một hệ thống tên lửa phòng không của Ukraine gần Slovyansk, Cộng hòa Nhân dân Donetsk.
Hình ảnh một hệ thống tên lửa phòng không của Ukraine gần Slovyansk, Cộng hòa Nhân dân Donetsk.

Ukraine đang gặp khó khăn về các hệ thống phòng không do sự gia tăng các cuộc tấn công của Nga bằng tên lửa hành trình và UAV cảm tử. Nước này hiện có nguy cơ cạn kiệt hoàn toàn tên lửa đất đối không.

Các hệ thống phòng không cũ hơn từ thời Liên Xô cũ vẫn là xương sống của hệ thống phòng thủ trên không. Phó chỉ huy Vladimir Klimin của một tiểu đoàn làm việc với hệ thống tên lửa đất đối không S-300 ở khu vực Kiev cho biết, các hệ thống có tuổi đời hàng thập kỷ rất hiệu quả để chống lại các loại đạn của Nga.

Tuy tuyên bố rằng đơn vị của mình chưa bao giờ bắn trượt mục tiêu trong cuộc xung đột, ông Klimin thừa nhận Ukraine đơn giản là không đủ hệ thống phòng không để bao phủ toàn bộ lãnh thổ rộng lớn của mình.

Denis Smazhny là người chịu trách nhiệm đào tạo lực lượng tên lửa phòng không của Ukraine và ông hiện ở nước ngoài học cách vận hành Hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến quốc gia (NASAMS).

Smazhny đã cảnh báo về nguy cơ cạn kiệt vũ khí, ngay cả đối với các hệ thống có trong kho.

“Chúng tôi cần phải thay thế các hệ thống cũ của mình vì đơn giản chúng sẽ không thể sớm đối phó với những mối đe dọa này” – ông nói – “Chúng tôi sắp hết tên lửa."

Moscow đã tăng cường chiến dịch ném bom trên không nhằm vào Ukraine, nhắm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của nước này bằng tên lửa hành trình và máy bay không người lái. Các cuộc không kích này xảy ra sau vụ đánh bom cầu Crimean. Nga cho đây là “hành động khủng bố và đổ lỗi cho Ukraine.

Tuy các quan chức hàng đầu của Ukraine ban đầu cổ vũ vụ nổ trên cầu Crimea nhưng Kiev cuối cùng vẫn phủ nhận mọi sự liên quan đến.

Việc Nga gia tăng các cuộc không trên không vào Ukraine đã khiến phương Tây lên án. Một số quốc gia hứa hẹn cung cấp hệ thống phòng không tinh vi mà Kiev tìm kiếm từ lâu. Mỹ cam kết gửi hệ thống NASAMS tầm ngắn đến tầm trung, trong khi Anh hứa cung cấp cho Ukraine hàng chục tên lửa đất đối không tầm trung tiên tiến (AMRAAM).

Đức bật đèn xanh cho việc giao các hệ thống IRIS-T tiên tiến của mình. Trong đó chiếc đầu tiên đã đến Ukraine vào tuần trước và 3 chiếc nữa dự kiến ​​sẽ được giao vào năm tới.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ