Hà Nội thực hiện quyết liệt các giải pháp quản lý dạy thêm, học thêm

GD&TĐ - Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất sớm có hướng dẫn chi tiết về quy định và chế tài xử lý đối với các vi phạm về dạy thêm, học thêm.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thông tin tại hội nghị đánh giá thực hiện Thông tư 29 vừa được Bộ GD&ĐT tổ chức, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết: Thời gian qua, ngành GD-ĐT Hà Nội thực hiện quyết liệt các quy định về dạy thêm, học thêm với tinh thần bảo đảm tốt nhất quyền lợi của học sinh.

Nhiều trường tổ chức cho 100% cán bộ, giáo viên ký cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định của Thông tư số 29; chủ động điều chỉnh hoạt động dạy học trong trường học phù hợp với tình hình mới và bảo đảm chất lượng.

Kết quả sơ bộ cho thấy, tính tự nguyện của học sinh, tính tự chủ của nhà trường đều tăng lên. Việc tham gia các lớp học thêm đều xuất phát từ nhu cầu tự nguyện của học sinh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, quá trình triển khai Thông tư số 29 có một số vấn đề phát sinh, đòi hỏi cần tiếp tục tăng cường quản lý, cũng như hướng dẫn cụ thể hơn từ Bộ GD&ĐT.

Cụ thể, sau khi triển khai quy định mới về dạy thêm, học thêm, số lượng trung tâm có chức năng dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố tăng nhiều. Theo số liệu chưa đầy đủ, có khoảng 15.000 trung tâm có chức năng dạy thêm, học thêm đang hoạt động.

Trong khi đó, nhân lực quản lý dạy thêm, học thêm ở các phường, xã, thị trấn còn hạn chế về số lượng nên việc theo dõi, kiểm tra thường xuyên đối với các trung tâm này còn gặp khó khăn.

Đáng chú ý, theo khảo sát sơ bộ của Sở GD&ĐT Hà Nội, mức thu tiền học thêm tại các trung tâm cao hơn trong trường khi tổ chức trước đây.

Trong khi đó, Thông tư số 29 chưa có hướng dẫn chi tiết về quy định và chế tài xử lý đối với các vi phạm về dạy thêm, học thêm. Điều này gây khó khăn cho cơ quan chức năng ở địa phương cũng như các nhà trường khi phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm.

Tại hội nghị đánh giá thực hiện Thông tư 29, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, để thực hiện tốt Thông tư 29, toàn ngành cần triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó có việc tiếp tục tuyên truyền về Thông tư; đồng thời tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội và các cơ quan, ban, ngành của địa phương.

Về chuyên môn, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên; đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá; đổi mới phương thức ra đề thi, hướng dẫn học sinh tự học, hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)… để học sinh là người thụ hưởng.

Hoan nghênh các đơn vị, các Sở GD&ĐT đã quyết liệt, đúng tinh thần không “đánh trống bỏ dùi”, làm cương quyết, làm thường xuyên, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đề nghị các Sở GD&ĐT tham mưu cho UBND các tỉnh/thành phố sớm ban hành quy định quản lý dạy thêm, học thêm theo tinh thần, trách nhiệm của địa phương.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống thu hồi nước đa tầng.

Hệ thống thu hồi nước đa tầng cho vùng biển đảo

GD&TĐ - Hệ thống cung cấp nguồn nước sạch ổn định với hiệu suất hơn 1,2 lít/m²/giờ, đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản như uống, nấu ăn và vệ sinh cho các hộ gia đình hoặc cộng đồng nhỏ.

Sinh viên Trường Cao đẳng Thương mại trình diễn kỹ năng pha chế đồ uống tại Ngày hội hướng nghiệp - việc làm năm 2025 do UBND quận Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức. Ảnh: PV

Hấp dẫn nghề pha chế

GD&TĐ - Với ưu điểm thời gian học nghề ngắn từ 3 - 6 tháng, chú trọng thực hành hơn lý thuyết, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động nên nghề pha chế đang được ưa chuộng, thu hút nhiều học viên.

Bếp ăn của Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Xương.

Bài cuối: Dấu hỏi về sự minh bạch

GD&TĐ - Tại một số bếp ăn bệnh viện công lập Thanh Hóa, quá trình lựa chọn đơn vị cung cấp suất ăn đang bị đặt dấu hỏi lớn về sự thiếu minh bạch.