Bão lửa nguy hiểm đến mức nào?

GD&TĐ - Mặt trời đem lại sự sống cho vạn vật trên Trái đất, tuy nhiên sức mạnh không thể đoán trước của nó một ngày nào đó có thể gây ra những thảm họa khủng khiếp.

Bão lửa nguy hiểm đến mức nào?

Một ngọn lửa khổng lồ từ Mặt trời có sức mạnh hủy hoại các vệ tinh, hệ thống thông tin liên lạc và làm hỏng các thiết bị kỹ thuật số mà hằng ngày chúng ta vẫn đang sử dụng, bao gồm cả điện thoại thông minh, TV, radio cũng như mạng lưới điện quốc gia.

vào năm 1859, một cơn bão Mặt trời (CME) đã tác động rất mạnh đến từ trường của Trái đất. Những người sống ở xa phía Nam đã chứng kiến hiện tượng ánh sáng kỳ lạ ở phương Bắc (cực quang). Đồng thời la bàn các các thiết bị điện tín không hoạt động. Các nhà khoa học đã tranh luận về nguyên nhân của những hiện tượng đó, mà sau này người ta đã tìm được nguyên nhân là do hiện tượng CME.

Một ngọn lửa năng lượng Mặt trời không chỉ gây ra một vụ nổ khí nóng, mà còn đẩy các sóng ánh sáng trên tất cả các quang phổ vào vũ trụ, hay còn được gọi là bão Mặt trời. Nó bao gồm cả các bức xạ tia X và tia gamma, những bức xạ có khả năng gây nguy hiểm cho con người, nhưng may mắn là bầu khí quyển của Trái Đất có khả năng hấp thụ chúng.

Một trong những vấn đề đáng lo ngại khác từ một vụ nổ siêu bão Mặt trời là các bức xạ. Sự tăng mạnh về hạt năng lượng Mặt trời trong không gian sau một CME là lý do chính gây ra những khó khăn cho các phi hành gia trong việc du hành tới sao Hỏa. Do họ sẽ phải chịu sự tiếp xúc với các bức xạ từ Mặt trời, sự tiếp xúc với cường độ cao này có thể gây ra ung thư.

"Xuất hiện các đám mây có khả năng che kín cả bầu trời giữa buổi trưa và có thể kéo dài cả năm. Những bức xạ cực mạnh có thể làm ảnh hưởng đến bầu khí quyển, gây hư hại tới toàn bộ hệ thống thiết bị điện tử". Đó là một dự báo về hiện tượng "thời tiết vũ trụ" khủng khiếp mà các nhà khoa học cho rằng có thể xảy vào một ngày nào đó, khi siêu bão Mặt trời gây ảnh hưởng đến Trái đất. Theo NASA cứ khoảng 200 năm, siêu bão Mặt trời lại xảy ra một lần. Vậy chúng ta đã chuẩn bị gì để đối phó với nó?

Ngày nay, các hệ thống điện của chúng ta lớn hơn, công suất cũng lớn hơn so với năm 1859, và chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào các thiết bị điện, điện tử.

Nếu như bây giờ chúng ta gặp phải một cơn bão như năm 1859, nó sẽ không đơn giản là những hiện tượng kỳ lạ mà sẽ là một thảm họa thực sự. Sự thay đổi từ trường sẽ tạo ra dòng điện trong bất kỳ dây dẫn nào và đặc biệt là các dây điện cao thế. Nó sẽ làm quá tải hệ thống điện cao thế, gây mất điện toàn bộ, thậm chí gây cháy nổ các trạm biến áp.

Mất điện trên diện rộng vẫn chưa phải điều tồi tệ nhất. Sự biến động của từ trường có thể gây ảnh hướng đến sóng radio, tín hiệu từ đài phát thanh, thông tin liên lạc và hệ thống vệ tinh sụp đổ. Chúng ta sẽ hoàn toàn bị cô lập, không có một thông tin cảnh báo nào, không có một sự hướng dẫn nào và không có một sự liên kết nào.

Mỗi con người khi bị cô lập sẽ mất đi sức mạnh đoàn kết, không cập nhật được thông tin chúng ta sẽ không biết phải phản ứng hay xử lý thế nào, các đơn vị nhà nước cũng không có cách nào chỉ đạo cả một quốc gia nếu không có hệ thống thông tin, đó mới chính là thảm họa.

Tuy nhiên chúng ta vẫn có những cách hạn chế tác động của hiện tượng CME. Bằng cách xây dựng các mạng lười và hệ thống điện thông minh. Phát triển các tấm chắn cho các cơ sở hạ tầng điện để giảm thiểu các tác động càng nhiều càng tốt. Ngay cả một kịch bản tồi tệ nhất, khi có một cơn bão Mặt trời kèm hiện tượng CME càn quét qua, nó vẫn không đủ sức để quét sạch hệ thống điện trên khắp hành tinh.

Vẫn có một số khu vực không bị ảnh hưởng, hoặc ảnh hưởng ít. Nhưng chắc chắn một cơn bão CME dù nhỏ nhất cũng sẽ gây ra những thiệt hại vô cùng lớn cho loài người. Vũ trụ vẫn luôn bí ẩn và tiềm tàng những mối nguy hiểm mà không ai có thể lường trước được.

Theo HowStuffWorks

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.