Bao giờ hàng Việt tìm được chỗ đứng?

Bao giờ hàng Việt tìm được chỗ đứng?
Bao giờ hàng Việt tìm được chỗ đứng? ảnh 1
Có bao nhiêu sản phẩm "Made in Viet Nam" trên giá

Khó mua hàng Việt tại siêu thị

Nhiều người cho biết, họ rất sẵn lòng ủng hộ chủ trương “người Việt dùng hàng Việt”. Trong vai người đi sắm đồ gia dụng liên tục, chúng tôi vào siêu thị Pico Plaza trên đường Nguyễn Trãi và siêu thị Big C để tìm mua quạt (ở đây có thể tin tưởng về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm). Chuyện lạ, tại 2 siêu thị lớn này không có đến một chiếc quạt “made in” Việt Nam.

Tại Pico Plaza, chỉ tìm thấy những chiêc quạt nhãn: Komasu (Hàn Quốc), Kangaroo (Úc), Saiko (Nhật Bản), Tiross (Ba Lan)... Khi được hỏi, nhân viên bán hàng khẳng định chắc nịch “chúng em không có quạt Việt”. Thật buồn khi những nhãn hàng của Nhật, Hàn Quốc,... cách hàng ngàn cây số lại được bày bán, còn quạt của Điện cơ Thống Nhất, chỉ cách đó khoảng 5km thì lại không thấy xuất hiện.

Khảo sát sơ bộ về tỉ lệ hàng Việt trong Pico Plaza, nếu theo tiêu chí hoàn toàn sản xuất tại Việt Nam bằng vốn Việt Nam thì tại đây có lẽ chỉ có được 1 mặt hàng là đồ điện LiOA. Còn nếu khái niệm hàng Việt bao gồm cả hàng Liên doanh thì nó sẽ chiếm được khoảng 60%. Còn lại, từ thứ to như tủ lạnh, máy giặt, tivi... đến những thứ nhỏ như con dao inox, bát thủy tinh, máy xấy tóc, ... đều là hàng nhập ngoại.

Không cần đi đâu xa, nhìn nội thất trong một ngôi nhà, chúng ta sẽ thấy được tận mắt người Việt dùng bao nhiêu sản phẩm do Việt Nam sản xuất, chắc chắn không quá 50%. ó thống kê mới thấy buồn. Hàng Việt không có một thương hiệu nào được người tiêu dùng đánh giá là cao cấp. Cho nên tất cả những thứ thuộc về “sa sỉ phẩm” là đồ ngoại nhập 100%. Hàng Việt chỉ xuất hiện trong một vài nhóm hàng đơn giản: bàn ghế, đồ may mặc, giày dép, đồ nhựa gia dụng, thực phẩm, đồ dùng học sinh và một vài thứ lẻ tẻ như giấy vệ sinh, nước súc miệng... ó là những thứ có thể cạnh tranh được, tức là cũng không phải lấn át hoàn toàn hàng của nước ngoài.

Chị Hoàng Anh (112 Trần Bình, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết “Bây giờ động đến đâu là có đồ ngoại đến đó. Tôi ra chợ mua trứng thì cũng có trứng Trung Quốc, mua rau thì cũng có rau Trung Quốc... tần suất xuất hiện hàng ngoại có lẽ phải gấp 10 lần hàng nội! không chỉ là ở chợ mà cả ở trong các cửa hàng tư nhân, quảng cáo trên ti vi, thậm chí cả những siêu thị... ”.

Trong siêu thị Big C, cả tầng 1 của Big C chỉ có 3 gian hàng được coi là “hàng Việt Nam” theo như lời của nhân viên bán hàng khẳng định, trong đó 2 gian bán giày dép da, và 1 gian với thương hiệu Len Sài Gòn. Còn lại toàn là các thương hiệu nước ngoài. Tầng 2 của siêu thị Big C khá hơn với khoảng 70% nếu tính cả sản phẩm liên doanh. Nhưng điều cần nói là muốn tìm được hàng Việt cũng mỏi cả mắt. Trong cơ man là hàng hóa chẳng biết đâu là hàng Việt, đâu là hàng nhập ngoại. Nếu muốn “ưu tiên dùng hàng Việt” thì cũng phải cố gắng mà nhớ được nhãn hiệu để mà hỏi nhân viên khu vực.

“Tôi rất muốn ủng hộ cho những thương hiệu của Việt Nam, nhưng thực sự là rất khó vì để mua tôi phải đi bộ lòng vòng hàng giờ trong siêu thị để tìm kiếm”, chị Hoàng Anh tâm sự.

Bao giờ hàng Việt tìm được chỗ đứng? ảnh 2
Bao giờ hàng Việt tìm được chỗ đứng trong các siêu thị

Quá nhiều nhãn hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao"

Cuộc vận động “người Việt dùng hàng Việt” mới chỉ bắt đầu nhưng đã có bao điều để tiếc nuối.

Nhiều gia đình như gia đình chị Hoàng Anh sẵn sàng ủng hộ hàng Việt nhưng chính họ cũng không biết đâu là hàng Việt. Chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao ra đời đến nay đã 13 năm, cuộc vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam vẫn liên tục, nhưng tại sao chúng ta vẫn chưa có một khái niệm hàng Việt một cách rõ ràng? Sản phẩm của một công ty nước ngoài đầu tư dây truyền sản xuất tại Việt Nam có được gọi là hàng Việt? Một công ty Việt Nam sản xuất tại nước ngoài (Lào, Campuchia...) đưa hàng về tiêu thụ tại Việt Nam có được gọi là hàng Việt? Một công ty nhập khẩu nguyên liệu đầu vào để sản xuất thì sản phẩm của họ có được gọi là hàng Việt?...

Một điều nữa là cuộc vận động không có được sự thống nhất, hỗ trợ từ nhiều phía. Quảng cáo cho các hãng nước ngoài vẫn chiếm thời lượng chính và lớn trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Hệ thống các siêu thị gần như ngoài cuộc chơi. Giá như các siêu thị được hỗ trợ để tập trung bày bán sản phẩm Việt Nam, chí ít thì cũng giành một khu vực riêng cho hàng Việt Nam...

Chúng ta có quá nhiều danh hiệu cho hàng Việt. Nổi tiếng nhất là danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” thì cũng có đến vài nghìn thương hiệu đã được bầu ra trong 13 năm. Người tiêu dùng hoa cả mắt trước hàng nghìn mặt hàng. “Nói thật là nếu có một doanh nghiệp nào đó tuyên bố là hàng Việt nam chất lượng cao thì tôi cũng tin là thật vì làm sao mà tôi nhớ hết được. Giá như mỗi năm chỉ vài ba nhãn hàng đạt được danh hiệu thì chúng tôi sẽ nhớ đến và yên tâm sử dụng nó”, chị Hoàng Anh trăn trở khi nói về những thương hiệu của Việt.

Hàng Việt không phải không cạnh tranh được, người Việt thừa lòng yêu nước để ủng hộ một chương trình vận động kinh tế xã hội đúng đắn như chương trình “người Việt dùng hàng Việt”. Vấn đề ở đây là vận động phải đi kèm với những hàng động cụ thể, hợp lý để mỗi một công dân có thể góp phần vào xây dựng đất nước, xây dựng lòng tự tôn của dân tộc.

Quang Anh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội học thực hành. Ảnh: Website nhà trường

Các trường có 'nhờn luật'?

GD&TĐ - Thanh tra Bộ GD&ĐT đã có Kết luận về việc thực hiện quy định trong tự chủ mở ngành đào tạo các trình độ giáo dục đại học...