Báo GD&TĐ đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục, hỗ trợ HS, GV tại Miền Trung-Tây Nguyên

GD&TĐ- Đại diện Báo Giáo dục & Thời đại tại khu vực MT-TN vừa có các buổi làm việc với lãnh đạo nhiều Sở Giáo dục về tăng cường phối hợp, đẩy mạnh truyền thông và huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ HS,GV.

Đoàn công tác làm việc với Sở GD&ĐT Đắk Lắk.
Đoàn công tác làm việc với Sở GD&ĐT Đắk Lắk.

Chiều 31/3, tiếp và làm việc với Đoàn công tác Báo Giáo dục & Thời đại tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên có ông Phạm Đăng Khoa – Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở GD&ĐT; đại diện các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở.

Các đại biểu tham dự buổi làm việc tại Sở GD&ĐT Đắk Lắk.
Các đại biểu tham dự buổi làm việc tại Sở GD&ĐT Đắk Lắk.

Theo đánh giá của ông Phạm Đăng Khoa, kể từ khi ký kết hợp tác truyền thông với Báo GD&TĐ (tháng 3/2019), các thông tin về hoạt động của lãnh đạo Sở và toàn ngành GD&ĐT Đắk Lắk được phản ánh kịp thời, toàn diện. Đặc biệt, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực giáo dục đã được chuyển tải sâu rộng đến đội ngũ nhà giáo, học sinh, sinh viên và nhân dân. Từ đó, giúp xã hội hiểu, đồng thuận và sẻ chia với ngành GD&ĐT trong quá trình triển khai nhiệm vụ đổi mới sự nghiệp giáo dục.

“Thời gian qua, các thông tin về ngành GD&ĐT tỉnh đã được phản ánh đa chiều, khách quan và sâu sắc. Nhiều tấm gương giáo viên, học sinh vượt khó vươn lên được biểu dương. Những thành tựu, kết quả nổi bật và những mô hình điểm về phong trào thi đua “dạy tốt – học tốt” được lan toả kịp thời. Bên cạnh đó, các phóng viên của Báo GD&TĐ cũng đã kịp thời phát hiện, phản ánh những bất cập, yếu kém của các cơ quan, đơn vị trường học giúp lãnh đạo ngành GD và địa phương chỉ đạo, xử lý khách quan”- ông Khoa nhấn mạnh.

Cũng theo ông Khoa, thời gian tới, mong muốn Báo GD&TĐ tăng cường hơn nữa việc chuyển tải kịp thời những tấm gương người tốt, việc tốt; các hoạt động thi đua "dạy tốt – học tốt" cũng như kết quả của việc thực hiện đổi mới GD&ĐT theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT.

Trao đổi với lãnh đạo Sở GD&ĐT, ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng đại diện Văn phòng Báo GD&TĐ khu vực miền Trung - Tây Nguyên chúc mừng những thành tích, kết quả mà ngành GD&ĐT Đắk Lắk đã đạt được trong thời gian qua, tiêu biểu: 5 năm liền dẫn đầu khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên về thành tích học sinh giỏi quốc gia THPT; đạt giải Nhất cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia và lần đầu tiên có 1 dự án được vào vòng chung kết dự thi quốc tế tại Mỹ; đạt giải Ba cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp...

“Thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình, thời gian tới, Báo GD&TĐ sẽ tiếp tục đồng hành với Sở GD&ĐT trong tất cả các hoạt động. Trọng tâm là tuyên truyền chủ trương đổi mới sự nghiệp GD đến tận cơ sở và người dân; hỗ trợ Sở về công tác tổ chức các sân chơi cho học sinh; đào tạo nghiệp vụ truyền thông; hỗ trợ học bổng, xây nhà nhân ái… cho học sinh, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn”- ông Dũng thông tin.

Kết thúc buổi làm việc, 2 bên thống nhất, tiếp tục đẩy mạnh phối hợp thông tin truyền thông toàn diện; huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ học sinh, giáo viên vượt khó trong học tập và cuộc sống; tổ chức các sân chơi thiết thực cho học sinh như: giải bóng đá tranh Cup Báo GD&TĐ, xây dựng Clip tri ân thầy cô.

Cũng trong dịp này, đoàn công tác cũng đã làm việc với lãnh đạo các Sở GD&ĐT khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Đoàn công tác làm việc với Sở GD&ĐT Thừa Thiên - Huế.
Đoàn công tác làm việc với Sở GD&ĐT Thừa Thiên - Huế.
Đoàn công tác làm việc với Sở GD&ĐT TP. Đà Nẵng.
Đoàn công tác làm việc với Sở GD&ĐT TP. Đà Nẵng.
Đoàn công tác làm việc với Sở GD&ĐT Quảng Ngãi.
Đoàn công tác làm việc với Sở GD&ĐT Quảng Ngãi.
Đoàn công tác làm việc với Sở GD&ĐT Gia Lai.
Đoàn công tác làm việc với Sở GD&ĐT Gia Lai.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.