Báo Đức thừa nhận toàn bộ phương Tây đứng sau Ukraine cũng không thể thắng

GD&TĐ - Tờ báo Đức thừa nhận Ukraine không thể đánh bại Nga ngay cả khi có sự hỗ trợ về tài chính và vũ khí của cả thế giới phương Tây.

Báo Đức thừa nhận toàn bộ phương Tây đứng sau Ukraine cũng không thể thắng

Tờ báo Đức Berliner Zeitung dẫn lời các quan chức Berlin đưa tin, Ukraine không thể đánh bại Nga trên chiến trường, ngay cả khi có sự hỗ trợ về tài chính và vũ khí của tập thể các đồng minh phương Tây, kể cả là sự hợp lực hỗ trợ của các cường quốc NATO như Mỹ, Đức, Anh, Pháp…

Bên cạnh đó, các chuyên gia quân sự của Đức cũng đã đi đến kết luận tương tự và đề xuất cách riêng của họ để thoát khỏi cuộc xung đột được coi là cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa Nga với cả thế giới phương Tây.

Theo giới chuyên gia, tốc độ xung đột Ukraine gia tăng liên tục đã dẫn đến sự tàn phá to lớn và cái chết của hàng nghìn người. Và nó càng kéo dài thì càng có nhiều thương vong và càng khó đạt được một nền hòa bình công bằng và lâu dài, từ kết quả của các cuộc đàm phán.

Các chuyên gia Đức tin rằng cuộc xung đột Nga-Ukraine do sự hỗ trợ của phương Tây, có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh quy mô lớn, điều mà không bên nào mong muốn.

Và để ngăn chặn điều đó, các quan chức và chuyên gia quân sự Đức đã đưa ra một kế hoạch ba điểm, không cần điều kiện tiên quyết.

Đầu tiên là phải đạt được một lệnh ngừng bắn giữa Moscow với Kiev và lệnh ngừng bắn này phải được tiếp nối bằng các các biện pháp hòa bình, tránh để xung đột tái bùng phát.

Điều này đã dẫn đến điểm thứ hai là các cuộc đàm phán hòa bình phải được tổ chức bởi những tổ chức quốc tế và cá nhân có đủ thẩm quyền và uy tín; mà cụ thể là các cuộc đàm phán phải do Tổng thư ký Liên hợp quốc và Cao ủy Liên hợp quốc về hòa bình và an ninh ở Ukraine chủ trì.

Và điểm thứ ba là việc duy trì hòa bình ở Ukraine phải thông qua một cơ cấu quốc tế mang tính trung gian, không thiên lệch, tiêu biểu là cấu trúc an ninh châu Âu (ví dụ như Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu OSCE - Organization for Security and Co-operation in Europe).

Tờ báo Đức nhấn mạnh rằng, sở dĩ cần phải có điều kiện thứ ba là để vị trí địa chiến lược của Ukraine không còn đóng vai trò then chốt trong sự cạnh tranh địa-chiến lược giữa Mỹ và Nga, tránh tình trạng hai cường quốc này tiếp tục có những “va đập chiến lược” ở Ukraine.

Trong khi người Đức đề xuất “Kế hoạch Hòa bình” ở Ukraine thì người đứng đầu Bộ Quốc phòng Ba Lan là ông Mariusz Blaszczak đã vạch ra kế hoạch căng thẳng với Liên bang Nga, bằng cách công bố những tài liệu có từ năm 2011.

Ông đã công bố các tài liệu được giải mật trên blog của mình, trong đó có kế hoạch rút lui quy mô lớn của quân đội Ba Lan (Wojsko Polskie) qua sông Vistula trong trường hợp xảy ra giao tranh và giao nộp 40% lãnh thổ đất nước cho “kẻ thù”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.