Theo ông Stritzel, Liên bang Nga có ít nhất 3 hệ thống vũ khí nguy hiểm đe dọa trang thiết bị quân sự của Đức trong biên chế Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU).
Tờ báo này nói rõ rằng thiết bị quân sự Đức đang bị đe dọa bởi mìn TM-62, phương tiện chiến đấu, cũng như tên lửa chống tăng có điều khiển của Nga.
Ông Strizel nói rằng, các mẫu tên lửa dẫn đường chống tăng mới của Nga được thiết kế đặc biệt để chống lại xe tăng như Leopard-2. Khả năng xuyên phá của tên lửa dẫn đường này đôi khi vượt quá 1m lớp bọc thép.
Tác giả cũng nhấn mạnh các phương tiện chiến đấu của Nga còn gây ra mối nguy hiểm lớn hơn đối với các thiết bị của Đức.
Trước đó, ngày 28/4, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết, việc chuyển giao 80 xe tăng Leopard cho Ukraine sẽ bắt đầu vào giữa năm 2023. Ông nhấn mạnh rằng Berlin đã bàn giao 18 xe tăng Leopard 2A6 và 40 xe chiến đấu bộ binh Marder cho Kiev, cũng như phụ tùng và đạn dược.
Hồi tháng 4, Ngoại trưởng Đan Mạch Lars Løkke Rasmussen và Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Troels Lund Poulsen cho biết nước này và Hà Lan sẽ chuyển giao 14 xe tăng Leopard 2 cho Ukraine.
Theo thông tin được đưa ra, vũ khí này có thể được chuyển đến Kiev vào đầu năm 2024.
Đầu tháng đó, Bộ trưởng Quốc phòng Canada Anita Anand lưu ý 8 xe tăng chiến đấu Leopard 2 đã được tái xuất sang Ba Lan để chuyển tiếp tới Ukraine.
Tháng 3, Bộ Quốc phòng Bồ Đào Nha cũng báo cáo Lisbon đã giao miễn phí 3 xe tăng Leopard 2A6 cho Kiev.
Các nước phương Tây đã tăng cường hỗ trợ quân sự và tài chính cho Kiev trong bối cảnh Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt để bảo vệ Donbass.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra quyết định về chiến dịch quân sự vào ngày 24/2/2022 trong bối cảnh tình hình căng thẳng trong khu vực được cho là do các cuộc pháo kích của quân đội Ukraine.
Sát thủ diệt tăng Shturm-S của Nga tham gia Chiến dịch quân sự đặc biệt. |