Báo động về việc tự sát của sao Hàn và "hiệu ứng Werther"

Báo động về việc tự sát của sao Hàn và "hiệu ứng Werther"

(GD&TĐ) - Tuần trước, hai ngôi sao nổi tiếng của Hàn Quốc, MC Song Ji Sun và nam ca sĩ Chae Dong Ha đã tự kết thúc cuộc sống của họ sau khi mắc phải những cơn trầm cảm kinh niên. Những sự kiện bi thảm này đã làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về việc người nổi tiếng tự tử tại Hàn Quốc và những ảnh hưởng bất lợi của nó đối với tỷ lệ tự tử đáng báo động của đất nước, vốn đã xếp hàng cao nhất thế giới về tỷ lệ tự tử trong những năm gần đây.

Nam ca sĩ Chae Dong Ha vừa mới tự kết thúc cuộc đời mình hồi cuối tháng 5 vừa qua, chỉ sau MC xinh đẹp Song Ji Sun 4 ngày
Nam ca sĩ Chae Dong Ha vừa mới tự kết thúc cuộc đời mình hồi cuối tháng 5 vừa qua, chỉ sau MC xinh đẹp Song Ji Sun 4 ngày

Một sự kết hợp của các yếu tố có thể đã dẫn đến hai vụ tự tử thương tâm trên, nhưng đáng chú ý là hai nạn nhân đã bị một căn bệnh phổ biến gây chết người: bệnh trầm cảm. Trong thực tế, trong năm năm qua, chúng ta đã thấy một số nhân vật nổi tiếng Hàn Quốc tự tử sau khi chiến đấu căng thẳng với vấn đề trầm cảm nghiêm trọng. Năm ngoái nam diễn viên, ca sĩ Park Yong Ha tự tử sau Choi Jin Young và chị gái Choi Jin Shil (2008), cũng như nữ diễn viên Lee Eun Joo, Jung Da Bin, nữ ca sĩ Yuni... và một danh sách dài nữa.

"Sự nổi tiếng của họ dao động rất nhiều, điều đó có thể dẫn đến rất nhiều áp lực và sự sỉ nhục. Thêm vào đó sự cạnh tranh ngày càng tăng, sự nổi tiếng thoáng qua và sự thờ ơ của công chúng, nó làm cho họ khó có thể nói chuyện với bất cứ ai về những vấn đề cá nhân của họ. Kim Kyung Ran, giáo sư tâm thần học tại Đại học Yonsei, đã nói với truyền thông địa phương YTN "Những tin đồn không ngừng và những tin đồn vô căn cứ, cũng như sự vu khống và những ý kiến tiêu cực về sự nghiệp, cuộc sống cá nhân của họ có thể gây ra mức độ stress cao hơn người thường."

Park Yong Ha - một ca sĩ, diễn viên tài năng cũng tự kết thúc cuộc đời mình năm 2010 sau một loạt ngôi sao khác
Park Yong Ha - một ca sĩ, diễn viên tài năng cũng tự kết thúc cuộc đời mình năm 2010 do trầm cảm

Đặc biệt, họ phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn khi gần những ngày diễn ra công việc của họ, có thể là một album mới, phim ảnh, hoặc chương trình truyền hình. "Trước khi phát hành các bài hát mới hoặc show trình diễn, người nổi luôn cảm thấy như họ đang chạm vào các cạnh của một vách đá”. Hong Jong Ku, cựu thành viên của ban nhạc pop NOISE thập niên 90 và hiện tại là người đứng đầu Hiệp hội quản lý người nổi tiếng, nói.

Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn nằm ở chỗ những người nổi tiếng tự tử có thể dẫn đến một hiện tượng xã hội thường được gọi là "hiệu ứng Werther", làn sóng khổng lồ của việc tự sát. Như sau một vụ tự sát  được công bố rộng rãi, số tử vong do tự sát cũng tăng theo tỷ lệ tương ứng trong vùng phủ sóng của phương tiện truyền thông về sự kiện bi thảm.

Cái chết của Choi Jin Sil năm 2008 đã làm tỷ lệ tự tử tại Hàn Quốc tăng vọt thời gian đó
Cái chết của Choi Jin Sil năm 2008 đã làm tỷ lệ tự tử tại Hàn Quốc tăng vọt thời gian đó

Ở Hàn Quốc, trên thực tế, theo báo cáo trong tháng xảy ra cái chết của nữ diễn viên Choi Jin Sil đã nhảy vọt lên 1700 trường hợp tự sát, so với mức trung bình của quốc gia là 1.000 trường hợp/tháng. Choi Jin Shil, được biết đến như là "Nữ diễn viên chính của quốc gia”, đã treo cổ tự tử năm 2008 sau những vấn đề trầm cảm. Điều tương tự xảy ra sau khi nữ diễn viên Lee Eun Joo tự tử năm 2005, khi đó tỷ lệ tự tử tăng đột biến lên 2,5 lần so với mức trung bình quốc gia.

"Xem xét một thực tế là Hàn Quốc có tỷ lệ tự tử cao nhất trong số 30 nước OECD (Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển) trong vài năm qua, thật khó để nói rằng tự tử là một vấn đề chỉ liên quan đến ngành công nghiệp giải trí" Giáo sư Kim nói.

Đáp lại, Bộ Y tế Hàn Quốc đưa ra một số biện pháp phòng ngừa theo các mục tiêu giảm tỷ lệ tự tử trung bình của đất nước từ trên 100.000 đến dưới 20.000 vào năm 2013. Các biện pháp liên quan đến việc gia tăng các văn phòng tư vấn và dịch vụ tâm thần trên cả nước, đồng thời tăng cường chương trình giáo dục cho học sinh.

Tuy nhiên, giáo sư Kim cho biết đây là một vấn đề quốc gia, chính phủ không thể tự giải quyết. Hơn bất cứ điều gì, điều quan trọng là việc giữ cho các kênh truyền thông mở. Nếu thành viên gia đình và bạn bè nghe những người này và tham gia vào những cuộc hội thoại đơn giản, nó sẽ có thể làm thay đổi suy nghĩ của họ việc tự tử".

Ngọc Linh (Theo mpi)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

42% không thoa lại kem chống nắng hoặc chỉ thoa lại khi da bị ướt. (Ảnh: ITN)

Hiểu lầm tai hại khi dùng kem chống nắng

GD&TĐ - Sai lầm phổ biến khi sử dụng kem chống nắng có thể làm giảm hiệu quả bảo vệ da, khiến làn da vẫn chịu tác động tiêu cực từ tia UV dù đã bôi kem.