Bảo đảm cơ sở vật chất trường học: Trước hết là trách nhiệm của địa phương

GD&TĐ - Cử tri thành phố Sầm Sơn và huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) phản ánh cơ sở hạ tầng của các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn đã xuống cấp, ảnh hưởng đến việc dạy và học của giáo viên, học sinh. Đề nghị Bộ GD&ĐT đầu tư, nâng cao chất lượng cho hệ thống giáo dục, về cơ sở vật chất, trang thiết bị.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Việc bảo đảm cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục, trước hết là trách nhiệm của các địa phương; để hỗ trợ các địa phương khó khăn tăng cường cơ sở vật chất, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ cơ sở vật chất, tăng cường nguồn kinh phí cho GD-ĐT bảo đảm cho việc dạy và học như:

Trình Chính phủ phê duyệt kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học tại các vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo; Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng khó khăn giai đoạn 2016 - 2020; Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non, phổ thông.

Bộ GD&ĐT đã ban hành Văn bản số 1428/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 7/4/2017 đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trong đó có nội dung về ưu tiên ngân sách địa phương, tăng cường huy động nguồn lực xã hội cụ thể như:

Dành ngân sách thỏa đáng từ nguồn vốn ngân sách địa phương để đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục; thực hiện lồng ghép có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia (Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020), chương trình mục tiêu của ngành giáo dục (Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2014 - 2015, lộ trình đến năm 2020, Chương trình mục tiêu giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016 - 2020) và các chương trình, dự án, đề án khác đã được phê duyệt.

Khuyến khích, huy động các nguồn lực, các nguồn vốn trong dân cư, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và nhà đầu tư dưới nhiều hình thức (góp vốn xây dựng, hiến đất xây dựng, đầu tư xây dựng trực tiếp, cho vay vốn đầu tư xây dựng...) để góp phần giải quyết các khó khăn trong đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục.

Chỉ đạo các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục xây dựng chương trình, đề án, dự án ưu tiên đầu tư cho giáo dục nhất là vùng khó khăn, dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo và các đối tượng chính sách trên cơ sở quy hoạch mạng lưới trường, lớp học và yêu cầu bảo đảm chất lượng giáo dục.

Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với các bộ, ngành quan tâm hỗ trợ cơ sở vật chất và phân bổ, bố trí kinh phí cho các địa phương đặc biệt khó khăn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Áp phích có hình chữ V ở Mỹ trong Thế chiến II.

Dấu hiệu chữ V có từ khi nào?

GD&TĐ - Một cử chỉ được thực hiện bằng cách giơ ngón trỏ và ngón giữa với lòng bàn tay hướng ra ngoài được gọi là 'dấu hiệu chữ V', biểu tượng chiến thắng.

Hoa sở nở rộ tạo ra những 'bức tường hoa' giữa núi rừng Bình Liêu.

Hoa sở phủ trắng núi rừng Bình Liêu

GD&TĐ - Khi mùa Đông đến cũng là lúc loài hoa sở mộc mạc, thanh khiết trên đỉnh núi cao huyện miền núi Bình Liêu (Quảng Ninh) bắt đầu nở rộ.