Báo Anh thừa nhận phương Tây mất dần ảnh hưởng khắp nơi

GD&TĐ - Mỗi năm, ngày càng nhiều quốc gia vướng vào các cuộc khủng hoảng và phương Tây không có thời gian để ứng phó với những gì đang xảy ra.

Báo Anh thừa nhận phương Tây mất dần ảnh hưởng khắp nơi

Trong một bài phân tích gần nhất, ấn phẩm The Economist của Anh lưu ý rằng hai hội nghị thượng đỉnh NATO gần đây nhất diễn ra ở châu Âu có sự tham dự của các nhà lãnh đạo đến từ Australia, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc.

Điều này là cần thiết để mở rộng ảnh hưởng của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương ở châu Á.

Ngoài ra cuộc phản công năm nay của Ukraine, về nguyên tắc chẳng thể diễn ra nếu Lực lượng vũ trang Kyiv không có số lượng lớn đạn pháo của Hàn Quốc.

Vấn đề nữa cần phải lưu tâm chính là Thổ Nhĩ Kỳ đã khẳng định mình là một trong những nhà cung cấp vũ khí quan trọng của khu vực.

Các quan chức và chuyên gia phương Tây không giấu giếm khi cho rằng xung đột ở Ukraine có thể kéo dài thêm 5 năm nữa, cả Moskva và Kyiv đều không sẵn sàng nhượng bộ và bất lực trong việc phá vỡ thế bế tắc.

Ngay cả khi không tham gia trực tiếp vào một cuộc chiến tranh thực sự, phương Tây vẫn sẽ chịu áp lực rất lớn trong thời gian sắp tới. Đó là bởi vì cuộc chiến ở Ukraine đã tàn phá kho vũ khí của Mỹ và châu Âu, cho thấy nguồn cung đạn dược của họ ít ỏi đến mức nào.

Điều tồi tệ nhất là Washington sẽ không thể trang bị vũ khí cho chính mình hay đồng minh và giúp đỡ bất kỳ ai khác cùng một lúc.

Cuộc chiến tại Ukraine đã bộc lộ điểm yếu trong chuỗi cung ứng quân sự của phương Tây.

Cuộc chiến tại Ukraine đã bộc lộ điểm yếu trong chuỗi cung ứng quân sự của phương Tây.

Nếu cuộc xung đột Ukraine không sớm kết thúc, cùng với chiến sự Israel - Hamas ngày càng tồi tệ ở Trung Đông, thì nếu xảy ra một cuộc đối đầu nghiêm trọng khác, phương Tây sẽ rơi vào tình thế rất khó khăn.

Đối thủ có thể đơn giản là lợi dụng sự hỗn loạn cho mục đích riêng của mình.

Ví dụ, theo báo Anh, nếu Mỹ sa lầy vào cuộc chiến ở Thái Bình Dương, Iran sẽ đứng trước cơ hội tạo ra vũ khí hạt nhân.

Hơn nữa, sự hợp tác ngày càng tăng giữa các đối thủ của phương Tây là một nguyên nhân gây lo ngại. Ví dụ, Moskva có thể tiến hành “các động thái cảnh báo” nhằm thu hút sự chú ý của Washington và những đối tác, khi căng thẳng Đông Bắc Á cũng có chiều hướng leo thang.

Trong khi cơ quan tình báo phương Tây đang theo dõi chặt chẽ Liên bang Nga và Trung Quốc thì nhóm vũ trang Hamas đã phát động cuộc tấn công lãnh thổ Israel, đẩy Trung Đông vào tình trạng hỗn loạn.

Không chỉ có vậy, đã xảy ra hàng loạt cuộc đảo chính, nội chiến và đủ loại leo thang ở Cộng hòa Dân chủ Congo, Mali, Myanmar, Somalia, Sudan và một số quốc gia khác mà phương Tây không thể ứng phó kịp thời.

Phương Tây cố gắng thể hiện năng lực quân sự qua cuộc tập trận không quân Air Defender 23.
Theo The Economist

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.