Bangladesh: Ngôi trường đầu tiên dành cho người chuyển giới

GD&TĐ - Một tổ chức từ thiện tôn giáo tại Bangladesh đã mở trường học đầu tiên dành cho cộng đồng người chuyển giới – “hijras”.

Sinh viên tại ngôi trường dành cho người chuyển giới.
Sinh viên tại ngôi trường dành cho người chuyển giới.

Đây là những người thường xuyên phải đối mặt với sự phân biệt đối xử trong xã hội Hồi giáo bảo thủ. Đồng thời, họ thường có hoàn cảnh sống vô cùng khó khăn.

Không nhận được sự ủng hộ, “hijras” thường bị trục xuất khỏi nhà. Không được giáo dục chính quy, nhiều người phải đi ăn xin và hành nghề mại dâm.

“Những người chuyển giới cũng là con người, họ cũng có quyền được học và có một cuộc sống đàng hoàng”, Abdur Rahman Azad - một trong những giáo sĩ của tổ chức từ thiện, chia sẻ.

Nhóm này cũng đã cải tiến tầng trên cùng của tòa nhà ba tầng thành khu học chánh.

Các học sinh sẽ học đọc kinh Qur’an và những nguyên tắc cơ bản của đạo Hồi. Bên cạnh đó, họ cũng học tiếng Bengali, Tiếng Anh, Toán và được đào tạo nghề.

“Chúng tôi có kế hoạch mở trường cho các em trên cả nước để không ai bị bỏ lại phía sau. Chúng tôi bắt đầu chỉ với hơn 100 sinh viên. Chúng tôi mong muốn biến họ thành nguồn nhân lực cho đất nước”, ông Azad cho hay.

Chính phủ Bangladesh ước tính, nước này có khoảng 10.000 người chuyển giới. Tuy nhiên, các nhóm bảo vệ quyền lợi cho biết, con số này có thể lên tới 1,5 triệu người.

“Tôi rất vui mừng trước quyết định mở trường học. Chúng tôi luôn bị coi thường. Chúng tôi không được chấp nhận ở bất cứ đâu, thậm chí cả trong chính ngôi nhà của mình”, Sona Solani (30 tuổi) - một sinh viên của trường, chia sẻ. 

Cũng theo Solani, ngôi trường này là một tia hy vọng dành cho những người như cô.

“Tôi muốn cho xã hội thấy rằng, chúng ta có thể đứng ngang hàng và chứng minh chúng ta không chỉ bị giới hạn trong việc ăn xin. Cuộc sống của chúng ta lớn hơn thế nhiều”, sinh viên này nói thêm.

Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.