Băng rừng, lội suối xây trường cho bản Đoòng

GD&TĐ - Chia sẻ với những khó khăn mà thầy trò ở bản Đoòng, xã Tân Trạch (huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình) gặp phải sau mưa lũ, công ty Oxalis (Chua Me Đất) đã hỗ trợ xây dựng 4 phòng học cho 16 học sinh của bản này…

Nhân viên công ty Oxalis băng rừng mang vật liệu vào bản Đoòng xây dựng trường học cho học sinh.
Nhân viên công ty Oxalis băng rừng mang vật liệu vào bản Đoòng xây dựng trường học cho học sinh.

Ngôi trường mới sẽ xây bao gồm 4 phòng học cho 16 học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 và 2 phòng ở cho 4 giáo viên cùng các trong thiết bị phòng học. Tổng dự toán đầu tư là khoảng 900 triệu đồng.

Để thực hiện được việc xây dựng này, ngoài tiền đầu tư mua trang thiết bị, vật liệu xây dựng, công ty Oxalis phải huy động hơn 100 người là các porter để gùi từng bao xi măng, sắt thép và những vật liệu khác băng rừng lội suối để mang vào phục vụ công trình này.

Dự kiến, đến tháng 2/2021 công trình này sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Những bao xi măng được tập kết để các porter trèo đèo lội suối băng rừng đưa vào điểm xây dựng trường học.
Những bao xi măng được tập kết để các porter trèo đèo lội suối băng rừng đưa vào điểm xây dựng trường học.

Bản Đoòng được hình thành vào năm 1992 do một nhóm người Bru Vân Kiều di chuyển từ khu vực huyện Quảng Ninh đến khu vực Hung Đoòng để trú ngụ sau khi ngôi làng của họ trải qua trận lũ lớn. Bản Đoòng hiện nay có hơn 13 hộ với tổng số là 48 người.

Ông Nguyễn Châu Á, Giám đốc công ty Oxalis cho biết: Để xây dựng được ngôi trường này dự kiến khoảng 900 triệu đồng. Hiện tại chúng tôi đã trích quỹ cộng đồng của công ty với số tiền khoảng 400 triệu đồng, số tiền còn lại cho dự án chúng tôi kêu gọi sự chia sẻ, ủng hộ của nhiều đơn vị khác và sẽ trích ra từ nguồn bán một số sản phẩm lưu niệm cho khách du lịch như áo, dép, quần và một số sản phẩm khác…

Cuộc sống của người dân chủ yếu là làm rẫy trong khu vực được khoanh vùng và nuôi trâu bò để bán cho thương lái miền xuôi. Bản nằm sâu trong rừng, không có đường giao thông và chỉ là con đường mòn đi bộ, từ đường Hồ Chí Minh nhánh Tây phải đi bộ 4km đường núi và vượt qua 3 ngọn dốc (được gọi là dốc 3 giàn) mới tới được Bản Đoòng.Bản Đoòng ngày nay nằm trong vùng lõi của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, thuộc khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, do bản Đoòng được hình thành trước khi chính phủ thành lập VQG Phong Nha Kẻ Bàng cho nên ngày nay người bản Đoòng vẫn sống ở khu vực họ đến cách đây gần 30 năm.

Những bao xi măng trên vai các porter.
Những bao xi măng trên vai các porter.

Trong bản có một trường học được thành lập cách đây khoảng 10 năm, ngôi trường là một ngôi nhà lá lụp xụp. Mùa lũ tháng 10/2020 vừa qua nước đã ngập hoàn toàn 5 ngôi nhà của bản Đoòng, trong đó có trường học.

Do được xây dựng bằng gỗ từ ngày trước và ngôi nhà khá nhẹ nên khi nước dâng lên đã làm ngôi trường nổi lên, nhưng khi nước rút đi thì ngôi trường không trở về đúng vị trí ban đầu mà có phần nghiêng dẫn đến guy cơ bị sập. Toàn bộ học sinh và thầy giáo buộc phải mượn nhà dân để tiếp tục dạy học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.