Băng nhóm Đường "Nhuệ" lộng hành: Có việc bảo kê, chống lưng không?

Băng nhóm Đường "Nhuệ" lộng hành: Có việc bảo kê, chống lưng không?

Làm rõ những khuất tất liên quan tới hoạt động băng nhóm Đường "Nhuệ"

Sau khi cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình khởi tố vụ án “cố ý gây thương tích” xảy ra ngày 30.3 tại Công ty TNHH Đường Dương, khởi tố bị can, bắt tạm giam vợ chồng Nguyễn Xuân Đường (Đường Nhuệ) cùng 4 bị can khác, nhiều cơ quan báo chí đã đăng tải hàng loạt vụ việc có dấu hiệu phạm tội hoạt động có tổ chức, mang tính chất “xã hội đen” của nhóm đối tượng Đường “Nhuệ”.

Trong đó điển hình, vụ Đường "Nhuệ" và đàn em hành hung người dân ngay tại Công an phường Trần Lãm, TP Thái Bình vào năm 2014, khiến người này bị thương tật 15%. Đến ngày 5.1.2015, Công an TP Thái Bình ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Cố ý gây thương tích.

Tuy nhiên, đến ngày 5.7.2015, Công an TP Thái Bình lại ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án trên. Văn bản do Thiếu tá Cao Giang Nam, Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP.Thái Bình ký.

Chiếu tối 16.4, trao đổi với PV Lao Động về việc ngang nhiên đánh người ngay tại trụ sở Công an phường của Đường "Nhuệ" và đàn em, Đại biểu Quốc hội hội Phạm Văn Hòa – Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho hay, vừa qua, báo chí và dư luận xã hội phản ánh hàng loạt khuất tất trong hoạt động của băng nhóm Đường “Nhuệ” như những mập mờ trong những vụ đấu giá đất, cho vay nặng lãi, bảo kê, thâu tóm đất vàng… trong một thời gian dài.

Vị Ủy viên Ủy ban Pháp luật cũng đặt ra câu hỏi, tại địa phương này, ổ nhóm tội phạm Đường “Nhuệ” đã tồn tại từ 10 năm, ngang nhiên, lộng hành mà không hề bị xử lý dù nhiều đơn thư đã gửi tới cơ quan chức năng. Vậy liệu có dấu hiệu bảo kê hay chống lưng cho sai phạm ở đây. Việc này cần được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ, sớm trả lời những thắc mắc của nhân dân, của dư luận.

“Băng nhóm của vợ chồng Đường "Nhuệ" thực hiện hành vi sai phạm kéo dài như thế mà tại sao cơ quan chức năng lại bỏ qua, tới giờ này vẫn còn tồn tại? Cơ quan chức năng của Thái Bình phải vào cuộc quyết liệt. Nếu có những dấu hiệu sai phạm, chống lưng như dư luận phản ánh thì phải xử lý nghiêm, dù đó là ai, ở cương vị nào”, ông Hòa kiến nghị và cho rằng nếu ở cấp cơ sở chưa đủ thẩm quyền để xử lý thì Bộ Công an cần vào cuộc để đấu tranh với tội phạm trong vụ án này.

Điều tra làm rõ có hay không dấu hiệu bảo kê

Băng nhóm Đường "Nhuệ" lộng hành: Có việc bảo kê, chống lưng không? ảnh 1
Đại tá Phạm Trường Dân. Ảnh Xuân Hải

Cũng theo Vị Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, từ vụ “Cố ý gây thương tích” do hành hung, đánh đập một phụ xe của vợ chồng Dương - Đường, cả một đường dây mang dáng dấp giang hồ, xã hội đen đang lần lượt được đưa ra ánh sáng. Như vậy, đây cũng là thời điểm thích hợp để mở rộng điều tra, làm rõ những khuất tất của doanh nghiệp do vợ chồng Đường, Dương làm chủ.

“Nếu có sai phạm phải xử lý nghiêm khắc. Nếu không có sai phạm thì cũng trả lại được sự trong sạch cho họ. Việc này cần được tiến hành ngay” – ông Hòa nói.

Đồng tình với quan điểm trên, Đại tá Phạm Trường Dân - nguyên Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam khóa 13 cho rằng, việc Công an tỉnh Thái Bình quyết định đưa về khởi tố vụ án, điều tra là phù hợp.

Đồng thời phải kiên quyết xử lý nghiêm khắc chứ không thể kéo dài lâu được. Qua đây phải điều tra lại cho cụ thể, rõ ràng xem mức độ, hành vi phạm tội cụ thể như thế nào? Làm rõ xem có những ai vi phạm pháp luật phải xử lý.

Cũng theo Đại tá Dân, từ vụ việc cố ý gây thương tích này có thể mở rộng điều tra, đồng thời xâu chuỗi điều tra xem có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm không. Quá trình thực hiện các hành vi phạm tội của băng nhóm Đường "Nhuệ" này có dấu hiệu bảo kê, chống lưng không?

“Nếu có bảo kê phải xử lý nghiêm. Còn nếu không có sự bảo kê, chống lưng thì có kết luận rõ để tránh sự suy diễn cho cơ sở” – Đại tá Dân nói.

Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho hay, những vấn đề liên quan tới phản ánh về sự lộng hành của băng nhóm Đường "Nhuệ" cơ quan điều tra sẽ phải xác minh làm rõ từng nguồn tin và có kết luận chính thức làm cơ sở để xem xét xử lý nhóm đối tượng này theo quy định của pháp luật. Đồng thời cũng sẽ làm rõ lý do tại sao nhóm đối tượng này có thể hoành hành, hoạt động sai phạm một thời gian dài như nội dung dư luận phản ánh mà không bị phát hiện, không bị xử lý?.

Theo Luật sư Cường, có thể xem xét lại các hồ sơ tố cáo tố giác của những người dân trước đây đối với nhóm đối tượng này, tại sao lại không khởi tố vụ án, không xử lý các đối tượng từ những năm trước ? Có hành vi bao che tội phạm, có hành vi bỏ lọt tội phạm hay không?

"Trong trường hợp có căn cứ cho thấy có người đã “chống lưng”, bảo kê thậm chí “ăn chia” cùng nhóm đối tượng này, người vi phạm sẽ bị xử lý với vai trò đồng phạm hoặc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh liên quan" - LS Cường nói.

Theo laodong

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.