Nhà hàng bồn cầu
Nhà hàng bồn cầu (Mordern Toilet) ở Đài Bắc, Đài Loan được mở cửa vào năm 2004 và trở nên nổi tiếng khắp đất nước và trên toàn thế giới.
Từ ghế, bát ăn, cốc đều mang hình hài của toilet. Thậm chí khi ăn xong, người dùng sẽ sử dụng khăn lau miệng bằng loại giấy vệ sinh thường sử dụng trong toilet.
Điều đặc biệt nhất là tất cả các món ăn đều lấy ý tưởng từ những thứ tưởng như ghê tởm và rác rưởi trong toilet để phục vụ khách hàng. Vì sự đặc biệt này mà nhà hàng đã nhanh chóng thu hút rất hiều khách tới thăm để có những trải nghiệm mới trong món ăn cũng như chụp ảnh lưu niệm.
Nhà ăn xe lăn
Nhà hàng Aurum ở Singapore sử dụng công nghệ độc đáo được gọi là ẩm thực phân tử, phương pháp khoa học tạo hương vị mới cho đồ ăn. Tuy nhiên, không ai hiểu lý do tại sao nhà hàng này dùng xe lăn làm ghế ngồi cho thực khách.
Nhà hàng nghĩa địa
Dù nhà hàng New Lucky Ahmedabad, Ấn Độ nằm ngay giữa một nghĩa địa nhưng khách hàng vẫn thoải mái dùng bữa ngay cạnh những quan tài đựng hài cốt của người đã chết. Ngoài ra, khách hàng cũng cảm thấy thuận tiện khi vừa đến nhà hàng để có thể vừa ăn vừa viếng người đã khuất.
Chủ quán, ông Kirshan Kutti Nair chia sẻ: “Việc mở nhà hàng trên nghĩa địa là một điều may mắn. Việc kinh doanh của nhà hàng rất phát triển”.
Người Ấn Độ cho rằng nghĩa địa không phải là một nơi đáng sợ, họ vẫn sẵn sàng tổ chức ăn uống hay hoạt động ngay giữa nghĩa địa mà không lo sợ điều gì.
Nhà hàng chửi bới
Nhà hàng “thô tục” này có tên Dick Last Resort ở Mỹ. Chỉ cần đặt chân vào nhà hàng, khách sẽ ngay lập tức bị ăn chửi. Nguyên tắc của những nhân viên ở đây là khách hàng đến, họ không được mời chào một cách lịch sự mà phải “chửi khách”, kể cả khi khách đã gọi món ăn.
Những người mới đến không biết quy tắc "ngớ ngẩn" của hành hàng này đã ngay lập tức rời khỏi nhà hàng sau khi vừa đặt chân vào đã bị nghe nhân viên chửi như tát nước vào mặt.
Tuy nhiên, nhà hàng quái dị này lại nhanh chóng thu hút nhiều khách và được không ít người chọn là địa điểm quen thuộc vì cảm thấy thích thú với kiểu phục vụ này.
Nhà hàng sinh đôi
Nhà hàng sinh đôi tên Alexei Khodorkovsky năm ở thủ đô Moscow, Nga. Khi đặt chân vào nhà hàng, khách sẽ bị hoa mắt chóng mặt bởi từ nhân viên bồi bàn, thu ngân tới những nhân viên phục vụ đều là những cặp song sinh. Mỗi cặp anh, chị em sinh đôi sẽ có một bộ đồng phục riêng với những màu sắc khác nhau.
Ông Alexei, chủ quán, chia sẻ rằng ý tưởng thành lập nhà hàng đến với ông sau khi ông xem bộ phim về các cặp sinh đôi ở thành phố New York, Mỹ do diễn viên Tom Berenger thủ vai chính.
Nhà hàng phế liệu
Nhà thiết kế người Anh Tony Hornecker chuẩn bị đồ ăn trong nhà hàng có tên The Pale Blue Door. Nhà hàng được làm từ phế liệu nhặt trên đường phố, tọa lạc tại một trong những khu trung tâm của Berlin (Đức). Anh cho biết, anh không kiếm lời từ phong cách độc đáo của nhà hàng, mà chỉ mong muốn mang lại cho Berlin một địa chỉ độc đáo.
Quán ăn cho bồi bàn đội bao cao su lên đầu
Một bồi bàn người Thái đeo chiếc bao cao su trên đầu khi phục vụ đồ uống tại nhà hàng Cabbages and Condoms ở Bangkok, Thái Lan. Mục đích của nhà hàng là giáo dục cho cộng đồng về tình dục an toàn.