Nói chuyện về tiền bạc cũng như chi tiêu trong gia đình sẽ dễ dàng hơn nếu vợ chồng thỏa thuận về những vấn đề ưu tiên. Nhưng đôi khi việc thỏa thuận về những vấn đề ưu tiên cũng khó khăn vì thói quen sử dụng tiền bạc đã được hình thành từ lâu mà không dễ gì thay đổi.
Thái độ của một người về tiền bạc gần như là một cá tính. Chính vì vậy, vợ (chồng) cần biết chấp nhận thói quen về tiền bạc của nhau. Dưới đây là 6 lời khuyên giúp bạn đi đúng hướng để đạt được sự hòa hợp về tài chính:
Công khai bí mật "xấu xí" của bạn
Bạn là một người thường xuyên vung tay quá trán hoặc bạn là người keo kiệt, luôn dè xẻn quá mức trong chi tiêu, bạn có những khoản nợ chưa trả?
Hãy tìm hiểu về thói quen, mục đích chi tiêu của đối phương và mạnh dạn chia sẻ với người kia về tài sản, mức lương hiện nay của bạn cũng như những khoản nợ, thói quen chi tiêu của mình.
Không có gì phải lo lắng nếu như hai người có đời sống tài chính khác biệt. Chỉ cần nắm rõ về hoàn cảnh và tính cách của nhau, hai người có thể thiết lập chế độ tài chính phù hợp với cả đôi bên.
Thái độ của một người về tiền bạc gần như là một cá tính. (Ảnh minh họa) |
2. Tìm sự bình đằng
Rất nhiều người mắc sai lầm khi nghĩ rằng trong một mối quan hệ, người làm ra nhiều tiền hơn nắm phần lớn “quyền lực” trong các quyết định chi tiêu. Tốt hơn hết, đừng để chênh lệch về thu nhập ảnh hưởng đến sự bình đẳng của hai người khi sử dụng tiền bạc.
Hằng tháng, dành thời gian ngồi lại với nhau để thảo luận về tình hình và những dự định tài chính của cả hai. Duy trì những cuộc nói chuyện cởi mở và tôn trọng lẫn nhau, công khai với người kia về những quyết định của mình. Kể cả khi bạn là người có thu nhập cao hơn cũng không nên tự ý bỏ ra một số tiền lớn mà không tham khảo ý kiến của người bạn đời.
Trong trường hợp thu nhập của hai người chênh lệch quá lớn, tâm lý tự ti sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, chúng ta có thể sử dụng số tiền nhỏ đó cho những mục đích lớn. Ví dụ như đóng học phí cho con cái, đóng bảo hiểm hoặc chi trả cho một kỳ nghỉ của cả gia đình… Phương pháp này vừa giúp bạn không cảm thấy “mặc cảm” vừa giải quyết một phần vấn đề tài chính chung.
3. Sử dụng cả tài khoản chung và riêng
Tài khoản chung sẽ giúp hai người trang trải mọi chi phí trong gia đình như trả nợ ngân hàng, các hóa đơn hằng tháng, học phí cho các con…
Tuy nhiên, ngoài phần chung đó các cặp vợ chồng nên giữ khoản tiền riêng để chi tiêu cá nhân như quần áo, phụ kiện, quà tặng, sở thích.
4. Cân nhắc chi tiêu
Luôn phải đối chiếu số tiền mà bạn kiếm được với các khoản mà bạn phải chi trả.
Hãy giữ tất cả giấy tờ liên quan đến tài chính thật cẩn thận. Hãy cho chồng (hoặc vợ) của bạn biết tên tài khoản và mật mã phòng trường hợp khẩn cấp. Kiểm tra và cập nhật danh sách các tài sản, khoản nợ và các chi tiết của tài khoản hằng năm cùng nhau.
Hãy cân nhắc số tiền mà bạn kiếm được với các khoản mà bạn phải chi trả. (Ảnh minh họa) |
5. Luôn có kế hoạch tích lũy
Hai người không phải lúc nào cũng kiếm được những khoản tiền lớn, thu nhập có lúc sẽ biến động. Một vài biến cố có thể ảnh hưởng đến tài chính của bạn như tai nạn, sửa chữa nhà cửa, các khoản đóng góp ngoài dự đoán…
Chúng ta không thể lường trước tất cả. Cho dù bạn được bảo đảm từ cha mẹ hoặc nguồn thu nhập ổn định thì tích lũy luôn luôn cần thiết.
Ngay từ khi bạn có khả năng kiếm tiền, hãy luôn luôn có một khoản tích lũy. Lập gia đình là điều kiện tốt để tăng khoản tích lũy này lên để luôn có sẵn tiền khi cần thiết.
6. Biết lo xa
Một số thói quen tiêu tiền từ khi yêu đương của chàng có thể khiến bạn phát điên khi cả hai về chung sống dưới một mái nhà. Ai mà không ngất ngây khi được người yêu đưa đến nhà hàng sang trọng, dùng bữa tối tuyệt ngon, và nhận một món trang sức lấp lánh, đắt tiền trong ngày sinh nhật?
Tuy nhiên, hãy tự hỏi chính mình xem nếu đôi hoa tai kia được anh chàng mua từ khoản tiền ở quỹ chung của cả hai, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Bethany cho rằng: “Đời sống vợ chồng không hề mộng mơ như thuở yêu nhau, đừng trông mong anh ấy sẽ thay đổi thói quen chi tiêu khi cả hai đặt bút ký vào tờ giấy kết hôn”.