Bản làng vùng cao Nghệ An chìm trong nước lũ

GD&TĐ - Sáng 23/7, mưa đã ngớt nhưng nhiều bản làng vùng cao Nghệ An vẫn ngập trong nước, giao thông chia cắt, một số nơi bị cô lập.

Hàng trăm nhà dân ở xã Tương Dương, Nghệ An ngập sâu trong nước lũ.
Hàng trăm nhà dân ở xã Tương Dương, Nghệ An ngập sâu trong nước lũ.
thuy-dien-ban-ve-xa-lu.jpg
Thủy điện Bản Vẽ (Nghệ An) xả lũ sáng 23/7. Đây là trận lũ đặc biệt lớn, vượt tần suất lũ kiểm tra (lũ kiểm tra của công trình thủy điện Bản Vẽ có lưu lượng là 10.500 m3/s trong khi lũ về hồ đạt đỉnh với lưu lượng 12.800 m3/s lúc 2h sáng nay.
mua-lu-tai-nghe-an-3.jpg
Xã Tương Dương, Nghệ An nằm dưới chân thủy điện Bản Vẽ bị ngập sâu trong nước.
mua-lu-tai-nghe-an-1.jpg
Nước sông Nậm Nơn dâng cao gây ngập cục bộ nhiều bản làng miền Tây Nghệ An.
mua-lu-tai-nghe-an-5.jpg
Mặc dù mưa đã ngớt nhưng nhiều ngôi nhà vẫn bị ngập đến tận mái, người dân đã sơ tán trong đêm để đảm bảo an toàn.
mua-lu-tai-nghe-an-6.jpg
Quốc lộ 7 chạy qua xã Tương Dương, Nghệ An ngập sâu hàng mét, giao thông chia cắt.
mua-lu-tai-nghe-an-8.jpg
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An, hiện nhiều bản làng của các xã vùng cao như Mường Xén, Mỹ Lý, Nhôn Mai... chính quyền chưa thể kết nối để cập nhật thông tin do nước ngập sâu.
mua-lu-tai-nghe-an-7.jpg
Cận cảnh những ngôi nhà dân ở miền Tây Nghệ An chìm sâu trong nước lũ lịch sử.
mua-lu-tai-nghe-an-4-7200.jpg
Nước sông Cả (thượng nguồn sông Lam) dâng cao ngập nhà dân và đường quốc lộ 7.
thuy-dien-ban-ve-xa-lu-2.jpg
Thủy điện Bản Vẽ hiện hiện đang vận hành xả nước cắt giảm lũ cho vùng hạ du.

Theo thông tin từ Thủy điện Bản Vẽ, 16h ngày 22/7, hồ chứa bắt đầu vận hành điều tiết nước qua tràn xả lũ với lưu lượng 508m3/s các cửa van mở hoàn toàn). Đến 2h ngày 23/7, lũ về hồ đạt đỉnh với lưu lượng 12.800m3/s hồ chứa thủy điện Bản Vẽ đã xả nước qua công trình cùng thời điểm là 3285m3/s cắt giảm đến 74% lưu lượng đỉnh lũ. Đây là trận lũ đặc biệt lớn, vượt tần suất lũ kiểm tra (lũ kiểm tra của công trình thủy điện Bản Vẽ có lưu lượng là 10.500 m3/s). Việc cắt, giảm lũ cho hạ du làm mực nước hồ tăng nhanh. Tuy nhiên, do vùng hạ du đang xảy ra ngập lụt nghiêm trọng nên Công ty đã báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, xin chuyển từ chế độ vận hành đảm bảo an toàn công trình sang chế độ vận hành bất thường để hạn chế việc xả nước xuống hạ du, tiếp tục đóng góp vào việc giảm ngập lụt cho hạ du.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một giờ học của học sinh Đắk Lắk.

Giáo dục Đắk Lắk đặt mục tiêu rõ ràng, phát triển toàn diện

GD&TĐ - Tỉnh Đắk Lắk mới không chỉ mở rộng không gian địa lí rừng - biển, mà còn là chiều sâu lịch sử - văn hóa đa sắc màu của hơn 50 dân tộc anh em, điều này đặt ra cho ngành Giáo dục địa phương những mục tiêu rõ ràng để phát triển toàn diện.