Bạn đã biết cách… đóng đinh?

GD&TĐ - Sẽ có lúc bạn đóng đinh lên tường khiến vết nứt xuất hiện. Hãy dùng băng dính dán vào chỗ cần đóng, sau đó mới đóng đinh lên, vết nứt sẽ không xuất hiện nữa. Cũng có thể áp dụng cách này khi đóng đinh vào tường đã sơn hoặc quét vôi lâu ngày để tránh cho tường không bị bong cả mảng vôi hoặc sơn ra khi bạn đóng đinh lên.

Bạn đã biết cách… đóng đinh?

Khi đinh đóng trên tường bị lỏng, có thể dùng hồ đặc hoặc keo dán quệt xung quanh đinh. Tiếp đó mới cắm đinh vào chỗ cũ và ấn chặt vào, như vậy đinh sẽ chắc chắn như cũ mà không cần đóng vào chỗ khác làm hỏng tường. Để tránh bị gõ búa vào tay, có thể dùng chiếc kẹp tóc nhỏ để kẹp đinh khi đóng.

Thông thường khi cần bắt đinh vít vào tường hay vật dụng nào, đều phải tốn nhiều sức lực để cố sức siết mạnh. Tuy nhiên, có thể tiết kiệm sức lực bằng cách trước khi bắt vít, hãy chọc đầu nhọn của đinh vít vào cục xà phòng. Làm như vậy thì ma sát giữa đinh vít và tường hay vật dụng đó sẽ giảm đi rất nhiều và vì vậy khi vặn vào tường hay bất kì vật dụng gì cũng dễ dàng ăn khớp mà lại không tốn nhiều công sức của bạn.

Khi chẳng may gặp phải loại ván quá cứng hoặc quá khô thì việc đóng đinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đôi khi bạn sẽ không đóng nổi hoặc đinh sẽ bị vẹo khi đóng vào và có thể còn làm cho ván bị nứt. Trong trường hợp này, không nên đóng trực tiếp đinh vào ván, mà trước khi đóng bạn nên lấy dùi dùi lỗ lên ván trước. Tiếp đó, lấy xà phòng hoặc dầu nhớt bôi lên đinh, ma sát giữa đinh và ván sẽ giảm đi nhiều, làm cho bạn đóng đinh vào ván dễ dàng hơn lại không làm nứt ván.

Đinh vít mà bị gỉ sét thường rất khó nhổ. Hãy nung đỏ một que bằng sắt rồi áp vào đầu đinh, đợi vài giây và hãy rút đinh ra, bạn sẽ ngạc nhiên đấy.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ