Bài học kinh nghiệm từ những thành tựu của giảm nghèo bền vững

GD&TĐ - Mặc dù gặp không ít khó khăn, thách thức nhưng  bức tranh kinh tế xã hội ở các huyện miền núi, vùng khó đã khởi sắc, đặc biệt là công tác giảm nghèo.

Vốn vay từ chương trình XĐGN đã giúp nhân dân làm kinh tế để thoát nghèo.
Vốn vay từ chương trình XĐGN đã giúp nhân dân làm kinh tế để thoát nghèo.

Để thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững, cần sự đoàn kết và ý chí của các cơ quan cũng như người dân. Nhiều năm qua, huyện Thọ Xuân đã có những kế quả tích cực trong chương trình xóa đói giảm nghèo.

Ông Nguyễn Ngọc Thức, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa đã có cuộc trao đổi chia sẻ kinh nghiệm của địa phương về giảm nghèo bền vững.

Thưa ông, các chương trình tín dụng chính sách xã hội ở địa phương có tác động như thế nào đối với sự phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là đối với công tác xóa đói giảm nghèo của huyện?

Thời gian qua, các chương trình tín dụng chính sách do phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thọ Xuân triển khai cơ bản đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ dân, đặc biệt là những hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Đã tạo điều kiện cho các hộ dân có vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, chung tay cùng Đảng bộ, chính quyền huyện Thọ Xuân hướng tới mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững.

Hiện tại, huyện Thọ Xuân đã và đang triển khai 15 chương trình tín dụng chính sách ưu đãi đến với các hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH đã, đang và sẽ trở thành nguồn lực quan trọng trong công tác giảm nghèo, là “điểm tựa” giúp cho nhiều gia đình ổn định kinh tế và thực hiện các tiêu chí thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thọ Xuân.

Các chương trình tín dụng chính sách xã hội do Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thọ Xuân đã triển khai thực hiện đã vươn tới tất 100% các thôn bản, các địa phương trong huyện, đã giúp hàng nghìn hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế gia đình. Nhiều mô hình kinh tế mới hiệu quả được hình thành, góp phần đắc lực vào chương trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.

Xin ông cho biết những kết quả thiết thực mà các chương trình tín dụng chính sách xã hội mang đến cho người dân trên địa bàn huyện, đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện?

Chính sách tín dụng cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo là một phần quan trọng trong chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững được thực hiện hiệu quả trong thời gian qua ở huyện Thọ Xuân, góp phần không nhỏ vào việc giải quyết, tạo việc làm, cải thiện đời sống, phục vụ sản xuất kinh doanh góp phần thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Nguồn vốn được vay từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện người dân đã đầu tư vào kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; phát triển cây lâm nghiệp có giá trị cao kinh tế cao. Cụ thể là đã trồng được 4.467 ha quế, 79 ha bồ đề, keo; hình thành 60 dự án chăn nuôi gia súc, 01 mô hình chăn nuôi gà quy mô 200 con; xây dựng được 1.503 công trình nước sạch và công trình vệ sinh môi trường, đồng thời hỗ trợ tạo việc làm, làm nhà ở cho bà con nhân dân.

Để các chương trình tín dụng chính sách xã hội do Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thọ Xuân triển khai tiếp tục trở thành đòn bẩy, trở thành động lực giúp người dân thoát nghèo bền vững, huyện sẽ chỉ đạo triển khai công tác này như thế nào thưa ông?

Để cùng với các cấp, các ngành, các địa phương trong toàn huyện thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, hạn chế tái nghèo; tạo cơ hội để người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các nguồn lực phát triển, đẩy mạnh hoạt động kinh tế, tăng thu nhập, để hộ nghèo thoát nghèo bền vững. Trước hết, Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện Thọ Xuân sẽ tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban đại diện; Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tiếp tục thực hiện tốt việc huy động nguồn vốn tại địa phương, tranh thủ tối đa nguồn vốn từ TW.

Triển khai đầy đủ các chương trình tín dụng chính sách, đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, người dân được tiếp cận đầy đủ các sản phẩm dịch vụ do Ngân hàng chính sách xã hội cung cấp; thường xuyên đào tạo nâng cao kỹ năng làm việc của cán bộ Ngân hàng chính sách xã hội và cán bộ Hội làm uỷ thác, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn;

Ứng dụng công nghệ thông tin vào các nghiệp vụ nhằm nâng cao năng suất, giảm cường độ làm việc cho cán bộ; không ngừng cải thiện môi trường làm việc nhằm đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả….; duy trì có hiệu quả hoạt động giao dịch, giao ban tại điểm giao dịch xã; tăng cường thanh, kiểm tra từ khâu bình xét cho vay và sau khi cho vay, đảm bảo nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đến được đúng đối tượng thụ hưởng.

Thưa ông, để đạt được những thành tựu về giảm nghèo bền vững, bài học kinh nghiệm của huyện là gì?                           

Để thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững, bài học kinh nghiệm được huyện Thọ Xuân rút ra, đó là: đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, tỉnh, huyện về chương trình giảm nghèo bền vững; tăng cường công tác chỉ đạo tập trung, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, tạo được sự đồng thuận và tham gia tích cực của các cấp, các ngành, các địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp, đồng thời phát huy được vai trò tích cực, sáng tạo của địa phương, của chính bản thân người nghèo, khơi dậy được mối quan hệ, tình đoàn kết, thương yêu nhau trong cộng đồng dân cư trong việc giúp nhau sản xuất... cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.