Bắc Ninh: Sôi động cuộc thi phản biện trẻ

GD&TĐ - Chiều  7/4, Tỉnh đoàn Bắc Ninh tổ chức vòng Chung kết Cuộc thi 18 Challenge - Phản biện trẻ năm 2022, giải Nhất thuộc về đội thi đến từ trường THPT Quế Võ I.

Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Ninh - Nguyễn Đức Sâm trao giải Nhất cho trường THPT Quế Võ I.
Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Ninh - Nguyễn Đức Sâm trao giải Nhất cho trường THPT Quế Võ I.

Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn Bắc Ninh. Cuộc thi 18 Challenge – Phản biện trẻ là cuộc thi phản biện đầu tiên dành cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 

Thông qua Cuộc thi các em học sinh có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của cá nhân mình đối với những vấn đề giới trẻ quan tâm, nhất là các sự kiện chính trị - xã hội trong nước và quốc tế nổi bật, vấn đề cần đặt ra đối với tổ chức Đoàn - Hội - Đội trong giai đoạn hiện nay... Đồng thời, giúp các em phát triển những kỹ năng cần thiết của công dân toàn cầu thế kỷ 21.

Sau khi phát động, Cuộc thi thu hút 120 thí sinh đến từ 24 đội thi tại các trường THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên – Giáo dục nghề nghiệp trong toàn tỉnh. Trải qua 2 vòng thi, Ban Tổ chức đã lựa chọn 2 đội xuất sắc nhất vào vòng Chung kết.

Tại vòng Chung kết, với chủ đề tranh biện “Chúng tôi tin rằng giới trẻ ngày nay nên ưu tiên hội nhập văn hóa quốc tế hơn là tìm hiểu văn hóa truyền thống”, từng thành viên của mỗi đội sẽ trình bày ý kiến, 3 lượt nói đầu giới hạn trong 6 phút, lượt nói thứ 4 diễn ra trong 4 phút. Các đội nói xen kẽ, đưa ra luận điểm để phản biện đội bạn.

Kết thúc Cuộc thi, Ban Tổ chức đã trao giải Nhất cho đội thi đến từ trường THPT Quế Võ I. Giải Nhì thuộc về đội thi đến từ trường THPT Chuyên Bắc Ninh.

Đồng giải Ba thuộc về trường THPT Lý Thái Tổ và THPT Thuận Thành 2. Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao giải thí sinh phản biện tốt nhất cho em Nguyễn Hồng Nhung (trường THPT Quế Võ I) và đội thi ăn ý nhất cho THPT Chuyên Bắc Ninh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Cách cảm thụ một câu thơ hay

GD&TĐ - Nhà thơ sáng tạo nên câu thơ hay bằng cách nào? Người đọc cảm thụ câu thơ hay cần chú ý những phương diện sáng tạo nghệ thuật nào của nhà thơ?