Bắc Giang: Nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật trong nhà trường

GD&TĐ - Thời gian qua, Sở GD&ĐT Bắc Giang đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (GDPL) đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn. 

Hội nghị tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật tại Phòng GD&ĐT huyện Lục Ngạn (Ảnh tư liệu).
Hội nghị tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật tại Phòng GD&ĐT huyện Lục Ngạn (Ảnh tư liệu).

Số liệu thống kê từ Sở GD&ĐT Bắc Giang, toàn tỉnh hiện có 760 cơ sở giáo dục với hơn 480 nghìn học sinh, hơn 28 nghìn cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh không có vụ việc phức tạp về vi phạm pháp luật của cán bộ, giáo viên, nhân viên và người học. 

Có được kết quả này, Sở GD&ĐT đã phối hợp với Sở TT&TT,  Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Tỉnh đoàn Thanh niên,… triển khai thực hiện tốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật (GDPL). Ngành thường xuyên tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy pháp luật, cán bộ pháp chế và báo cáo viên pháp luật của các phòng giáo dục, các trường học trong tỉnh.

Ông Lưu Hải An - Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT Bắc Giang cho biết, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh thường xuyên quan tâm, và nghiêm túc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp về tuyên truyền, phổ biến GDPL cho học sinh.

Nhất là trong giai đoạn tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra căng thẳng tại Bắc Giang, các đơn vị giáo dục trên địa bàn đã linh hoạt sử dụng nền tảng trực tuyến (qua Viber, Email, Zalo, Facebook,...) để tuyên truyền, PBGDPL đến học sinh, sinh viên và nhận được nhiều phản hồi tích cực. 

Hiện, 100% các cơ sở giáo dục đều xây dựng đầy đủ kế hoạch phổ biến GDPL trong trường học; 100% trường học thực hiện nghiêm túc công tác phổ biến GDPL, kịp thời phổ biến các quy định pháp luật đến với giáo viên, học sinh... 

Công tác phổ biến GDPL trong toàn ngành GD&ĐT Bắc Giang đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của đông đảo cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; củng cố và giữ vững nền nếp, kỷ cương trường học, tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh; tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục theo đúng Luật Giáo dục và các văn bản chỉ đạo của các cấp...

Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh (Ảnh tư liệu, minh họa).
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh (Ảnh tư liệu, minh họa).

Sự chuyển biến này thể hiện cả ở việc giáo dục chính khóa và hoạt động ngoại khóa, cả ở nội dung chương trình và việc tổ chức các hoạt động phổ biến GDPL. Nhiều trường học đã kiện toàn tổ chức, đội ngũ giáo viên dạy giáo dục công dân đáp ứng yêu cầu công tác.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác phổ biến GDPL trong trường học tại tỉnh vẫn còn một số hạn chế, khó khăn như: sự phối hợp giữa các ngành chức năng chưa thường xuyên, sâu sát, kịp thời; vai trò của các đoàn thể đối với việc tham gia tuyên truyền pháp luật cho học sinh, sinh viên chưa cao. 

Bên cạnh đó, nội dung bài giảng bộ môn giáo dục pháp luật ở nhà trường còn nặng về kiến thức, chưa có nhiều hình ảnh sinh động minh họa để thu hút, giáo dục người học; nhiều cơ sở giáo dục chú trọng các môn văn hóa, chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của môn Đạo đức, Giáo dục công dân…

Theo ông Lưu Hải An, để nâng cao chất lượng công tác phổ biến GDPL hơn nữa trong các nhà trường, thời gian tới, ngành GD&ĐT Bắc Giang tiếp tục triển khai đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về công tác phổ biến GDPL, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác phổ biến GDPL trong các cơ sở giáo dục. 

Ngành GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo đổi mới công tác phổ biến GDPL, kết hợp hài hòa giữa hình thức phổ biến GDPL truyền thống và hình thức phổ biến mới. 

Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT Bắc Giang cũng lưu ý, để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến GDPL trong các cơ sở giáo dục, ngành GD&ĐT rất cần sự phối hợp của các sở, ngành liên quan trong việc phổ biến GDPL trong đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên.

Qua đó, để đưa ra nhiều hình thức tuyên truyền mới, đa dạng, hiệu quả hơn, ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong đội ngũ ngành giáo dục ngày càng được nâng cao.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây gai toàn tơ chứa nhiều hoạt chất quý ức chế tế bào ung thư.

Tiềm năng y học lớn của cây gai toàn tơ

GD&TĐ - Cây gai toàn tơ là loài thực vật được đồng bào dân tộc Mông và Thái tại vùng Tây Bắc sử dụng trong dân gian để chữa viêm, tiêu u… có tiềm năng trở thành thuốc điều trị ung thư.

Học sinh Hà Nội tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán

GD&TĐ - Trong Chương trình GDPT 2018, môn Toán đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực, trí tuệ, sự tưởng tượng, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong làm việc khoa học...

ThS Dương Nhật Linh cùng sinh viên Trường ĐH Mở TPHCM. Ảnh: L.N

Ngành công nghệ sinh học có 'kén' việc làm?

GD&TĐ - Ngành Công nghệ sinh học hứa hẹn tạo ra những đột phá trong lĩnh vực dược, nông nghiệp và môi trường, nhưng ngành này thường gắn liền với nỗi lo khó xin việc hoặc phải làm trái ngành.

Đoàn làm phim “Mưa đỏ” chia sẻ tại buổi showcase. Ảnh: ĐAQDND

'Mưa đỏ' chuẩn bị ra rạp

GD&TĐ - 'Mưa đỏ' là phim truyện điện ảnh về đề tài chiến tranh cách mạng với kịch bản của nhà văn Chu Lai...