Bắc Âu trước thách thức sụt giảm tỉ lệ sinh

GD&TĐ - “Na Uy cần có nhiều trẻ em hơn! Tôi không nghĩ tôi cần phải dạy bất kì ai cách làm việc này” - Thủ tướng Na Uy, bà Erna Solberg nhắc đến vấn đề đáng lo ngại này trong một câu nói đùa của mình. Đang có quá ít trẻ em được sinh ra tại khu vực Bắc Âu. Các quốc gia Bắc Âu từng là khu vực có tỉ lệ sinh mạnh mẽ, bền vững của lục địa già đang ngày càng trở nên già nhanh hơn.

Thủ tướng Na Uy nhấn mạnh mối quan tâm ngày càng tăng về tỉ lệ trẻ em được sinh ra ở Bắc Âu
Thủ tướng Na Uy nhấn mạnh mối quan tâm ngày càng tăng về tỉ lệ trẻ em được sinh ra ở Bắc Âu

Tại Na Uy, Phần Lan và Ai-len, tỉ lệ sinh tụt giảm kỷ lục vào năm 2017, với số trẻ trung bình sinh ra bởi mỗi phụ nữ trong vòng đời của họ là từ 1,49 đến 1,71 trẻ. Chỉ vài năm trước đó, tỉ lệ sinh của mỗi phụ nữ vẫn còn dao động gần con số 2,1, mức cần thiết để duy trì ổn định dân số quốc gia.

“Ở tất cả các quốc gia Bắc Âu, tỉ lệ sinh bắt đầu sụt giảm sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Khủng hoảng đã kết thúc nhưng tỷ lệ sinh vẫn tiếp tục giảm” - nhà xã hội học Trude Lappegard từ Trường ĐH Oslo trao đổi với truyền thông. Từ Copenhagen tới North Cape, từ Helsinki tới Reykjavik, số liệu thống kê nhân khẩu ở Bắc Âu tiết lộ hai điều: Số lượng các gia đình lớn đang ít đi và phụ nữ sinh đứa con đầu đời muộn hơn.

Không có lời giải thích duy nhất nào cho viễn cảnh này, nhưng tài chính không ổn định và chi phí nhà ở tăng mạnh có thể là những yếu tố chính. Về lâu dài, tình trạng này sẽ dẫn đến việc có ít người trong độ tuổi lao động đóng thuế cho hệ thống phúc lợi của nhà nước hơn. Các hệ thống này phải trả tiền cho nhiều thứ, trong đó chi trả cho những cuộc “nghỉ phép gia đình” của nhân viên để họ chăm sóc con cái. Tại Thụy Điển, nghỉ phép có thể kéo dài tới 480 ngày.

Các chuyên gia đưa ra nhiều giải pháp khác nhau để “cứu nguy” tình trạng này. Tại Na Uy, một nhà kinh tế lo ngại về ảnh hưởng của việc mất cân bằng nhân khẩu đã đưa ra đề nghị thưởng 500.000 kroner (tương đương 50.000 euro) lương hưu cho một phụ nữ với mỗi đứa trẻ được sinh ra. Một người khác thì đưa ra phương án ngược lại, cho rằng phụ nữ tại Na Uy đến tuổi 50 mà vẫn chưa có con nên được trả 1 triệu kroner lương hưu vì trẻ em cũng rất tốn kém cho xã hội.

Các thành phố của Phần Lan thì đã quyết định nới lỏng quỹ phúc lợi để khuyến khích người dân sinh đẻ nhiều hơn. Thị trấn Miehikkala với dân số là 2.000 người đang cung cấp 10.000 euro cho mỗi trẻ em được sinh ra và nuôi lớn trong khu vực.

Tại Đan Mạch, thành phố Copenhagen đang hướng sự quan tâm của họ tới đàn ông, những người ít vội vàng với việc có con hơn phụ nữ bằng chiến dịch nâng cao nhận thức về chất lượng tinh trùng sẽ suy giảm theo tuổi tác.

Khu vực Bắc Âu vốn tự hào với vô số sáng kiến hỗ trợ gia đình như giờ làm việc linh hoạt, mạng lưới nhà trẻ tiện lợi với giá cả phải chăng và hệ thống nghỉ phép cho các bậc phụ huynh vô cùng hào phóng. Thế nhưng nếu như tất cả điều đó vẫn không đủ để khuyến khích mọi người sinh đẻ, nhập cư có thể là giải pháp cứu thế - hoặc là mối đe dọa, tùy vào quan điểm nhìn nhận.

Thụy Điển có thể đang có tỷ lệ sinh tụt giảm nhưng vẫn đứng thứ 2 trong khối EU chỉ sau Pháp với 1,85 trẻ em sinh ra bởi mỗi phụ nữ trong năm 2016.

Điều này có thể phần lớn là do lịch sử nhập cư kéo dài của Thụy Điển: Phụ nữ nhập cư có xu hướng đẻ nhiều con hơn so với phụ nữ người Thụy Điển. Với tỷ lệ 2,6 trẻ em/phụ nữ trong những năm gần đây, thị trấn Aneby ở miền Nam Thụy Điển là một trong những nơi có tỉ lệ sinh cao nhất đất nước. Hiện tượng này được cho là kết quả của việc mở cửa cho người nhập cư từ 2 thập kỷ trước.

Theo AFP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Công ty TNHH DIGI TEXX Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV

Trung tâm GDTX - GDNN: Vực dậy cách nào?

GD&TĐ - Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… là những giải pháp căn cơ để các trung tâm GD nghề nghiệp - GD thường xuyên tồn tại và phát triển bền vững.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.