Bà Rịa - Vũng Tàu làm rõ 36 dự án du lịch chậm triển khai

GD&TĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu làm rõ tình trạng khó khăn của 36 dự án đang xây dựng để sớm hoàn thành và đưa dự án vào hoạt động.

Bà Rịa - Vũng Tàu làm rõ 36 dự án du lịch chậm triển khai

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có cuộc họp nghe Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo các dự án du lịch chậm triển khai trên địa bàn tỉnh.

Thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, tính đến ngày 31/1/2023, trên địa bàn tỉnh có 133 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

Trong đó, 36 dự án đang xây dựng (33 dự án đầu tư trong nước và 3 dự án đầu tư nước ngoài) với tổng diện tích 606,3 ha.

Hiện có 51 dự án đang hoạt động hoặc hoạt động một phần (42 dự án đầu tư trong nước và 9 dự án đầu tư nước ngoài), tổng diện tích đất 789,5 ha và 46 dự án đang thực hiện thủ tục đầu tư.

Trước tình trạng trên, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thọ nhấn mạnh, trong năm 2023 tỉnh tập trung tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp để triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn.

Trên quan điểm phải quyết liệt gỡ vướng, hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án nhanh để có sản phẩm phát triển du lịch, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan bổ sung, hoàn thiện Báo cáo các dự án du lịch chậm triển khai trên địa bàn tỉnh để báo cáo xin ý kiến UBND tỉnh.

Trong đó, phân tích, làm rõ tình trạng khó khăn của 36 dự án đang xây dựng nhằm có giải pháp hỗ trợ chủ đầu tư sớm hoàn thành và đưa dự án vào hoạt động. Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý tách ra nhóm các dự án đang hoạt động và nhóm các dự án đang hoạt động 1 phần; làm rõ nguyên nhân tại sao các dự án đang hoạt động 1 phần.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, nguyên nhân khiến một số dự án chậm tiến độ là do một phần diện tích đất thuộc nhà nước quản lý. Sở Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất UBND tỉnh chủ trương tạm ngưng giải quyết thủ tục đất đai đối với diện tích đất nhà nước nằm xen kẽ trong dự án sản xuất kinh doanh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thêm vào đó, một số dự án thực hiện trước Luật Đầu tư 2005, 2014 nhưng chưa hoàn thành dự án. Vì vậy, đến nay các dự án này không thuộc trường hợp quyết định chủ trương đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đầu tư... Việc xác định các văn bản này có giá trị pháp lý tương đương theo quy định vẫn chưa rõ ràng, gây khó khăn trong thực hiện các quy định về chuyển tiếp đầu tư.

Cũng ở thời điểm năm 2014 đến nay, tỉnh đã tiến hành giãn tiến độ cho 37 dự án (khi thực hiện thủ tục giãn tiến độ cho dự án, nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án để chứng minh năng lực, thể hiện cam kết triển khai thực hiện).

Thời gian vừa qua, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã xử lý nhiều dự án chậm triển khai, nhằm góp phần làm trong sạch môi trường đầu tư, tạo điều kiện để mời gọi được các dự án tốt, nhà đầu tư có năng lực.

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu làm rõ tình trạng khó khăn của 36 dự án đang xây dựng để có giải pháp hỗ trợ chủ đầu tư sớm hoàn thành và đưa dự án vào hoạt động.

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu làm rõ tình trạng khó khăn của 36 dự án đang xây dựng để có giải pháp hỗ trợ chủ đầu tư sớm hoàn thành và đưa dự án vào hoạt động.

Ngày 17/6/2022, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành văn bản về việc xử lý 6 dự án chậm triển khai trên địa bàn huyện Xuyên Mộc theo kiến nghị của Ban Thường vụ Huyện ủy Xuyên Mộc.

Cụ thể, 6 dự án chậm triển khai được đưa vào danh sách xem xét, xử lý bao gồm: Khu du lịch Trung Sơn, Khu du lịch Qudos Hồ Tràm, Khu du lịch Tuấn Anh, Khu du lịch nghỉ dưỡng Phú An, Khu biệt thự Sài Gòn – Hồ Tràm (Savico), Khu biệt thự Bình Minh.

Bên cạnh việc rà soát lại và xử lý các dự án du lịch chậm triển khai, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn siết chặt việc chuyển đổi, điều chỉnh dự án.

Riêng trong năm 2020, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ra quyết định thu hồi, huỷ bỏ quyết định về việc cho phép Công ty TNHH thương mại Tân Hoà chuyển mục đích sử dụng 71.100 m2 đất nông nghiệp sang đất thương mại, dịch vụ để thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Tóc Tiên (tại xã Tóc Tiên và Tân Hòa, thị xã Phú Mỹ).

Nguyên nhân là vì Công ty TNHH thương mại Tân Hoà xin chấm dứt hoạt động dự án và đề nghị huỷ bỏ quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất do không có khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính Nhà nước.

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng kiên quyết thu hồi Dự án khu du lịch Vũng Tàu Paradise. Dự án được cấp phép vào ngày 23/4/1991 do Công ty liên doanh Vũng Tàu Paradise (trước đây là Công ty liên doanh Vũng Tàu Fairyland) làm chủ đầu tư.

Lý giải việc không gia hạn dự án, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, dự án Vũng Tàu Paradise có tổng diện tích đất được giao 220 ha, song nhà đầu tư chỉ đưa vào sử dụng khoảng 140 ha (phần diện tích đã đầu tư hạng mục sân golf và khu nhà rông).

Trong khi đó, 80 ha còn lại (quy hoạch xây dựng khu khách sạn và khu văn hóa dân tộc) sử dụng không hiệu quả và không sử dụng trong thời gian dài, vi phạm quy định pháp luật về đất đai.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.